7 bước Xây dựng Chiến lược Thương hiệu thành công

Hãy thẳng thắn thừa nhận rằng có phải bạn đang gặp khó khăn trong việc nhận diện thương hiệu? Hoặc nếu có thể gọi tên nó, thì nó lại quá chung chung, không có gì quá khác biệt với đối thủ? Hay tồi tệ hơn, bạn có một thương hiệu đã được nhận diện, nhưng lại đang cảm thấy dường như không liên quan đến việc bạn thực sự là ai và bạn đang làm gì. Chiến lược thương hiệu là câu trả lời bạn cần lúc này.

Chiến lược thương hiệu là gì?

Chiến lược thương hiệu là gì?

Theo định nghĩa, chiến lược thương hiệu là một kế hoạch lâu dài cho sự phát triển của một thương hiệu nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, có một hiểu lầm khá phổ biến cần làm sáng tỏ đó chính là thương hiệu không nên bị đánh đồng với sản phẩm, logo, website. Trên thực tế, thương hiệu của bạn còn hội tụ một thứ quan trọng hơn – đó chính là cảm giác vô hình đến từ phía khách hàng.

Đây cũng chính là trở ngại khi thương hiệu muốn khác biệt và nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh. Xây dựng một chiến lược thương hiệu với những bước đi tỉ mỉ và cẩn thận sẽ giúp doanh nghiệp có được nền tảng vững chắc trong quá trình tiến tới chiếm lĩnh thị trường:

  • Tạo ra một logo thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu
  • Viết lại thông điệp thương hiệu cho thực sự phù hợp. Điều cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền đi là gì? Nó có thể hiện rõ được mục tiêu kinh doanh cũng như thể hiện được đặc trưng riêng cho công ty hay không?
  • Mở rộng, phát triển thương hiệu ở mọi khía cạnh, từ tác phong của nhân viên khi gặp khách hàng hay chữ ký trên email
  • Tạo ra “tiếng nói” cho doanh nghiệp cũng như thương hiệu thông qua các kênh truyền thông.

Vì vậy, để giúp bạn kiểm soát được điều mà nhiều nhà tiếp thị cho là “nghệ thuật và khoa học” trong kinh doanh, chúng tôi sẽ phân tích những “mắt xích” quan trọng cho một chiến lược thương hiệu toàn diện để giúp doanh nghiệp tạo khác biệt.

chiến lược thương hiệu

Vì sao bạn phải xây dựng chiến lược thương hiệu?

Hiện nay, có không ít doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt khi không có một kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên, nếu cách thức này cứ tiếp diễn trong thời gian dài thì có một cảnh báo tới doanh nghiệp của bạn – doanh nghiệp của bạn đang hoạt động không nhất quán, hình ảnh mờ nhạt, rất dễ để khách hàng mục tiêu lãng quên.

Xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp để:

  • Định hướng đúng đắn trong cách thức hoạt động của doanh nghiệp;
  • Tăng tính cạnh tranh, từ đó làm chủ thị trường mục tiêu;
  • Tạo dựng niềm tin, định vị thương hiệu, ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng mục tiêu.

Vì vậy, muốn phát triển tốt, doanh nghiệp của bạn cần xây dựng một quy trình chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp, hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Nhưng quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu có thực sự đơn giản? Tìm hiểu và thực hành ngay 5 bước dưới đây để xây dựng một chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp.

7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu thành công 

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu (hay còn gọi là thị trường mục tiêu) là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp của bạn hướng tới – nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn và có thể chi trả cho sản phẩm, dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân.

Làm sao để phân khúc khách hàng mục tiêu? Đó là câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng nhiều doanh nghiệp hiện nay còn mơ hồ trong câu trả lời. Bạn có thể xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình dựa theo mô hình 5W:

– Who: Ai là người mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn? Hãy xác định khách hàng mục tiêu của mình dựa theo các tiêu chí như: Giới tính, độ tuổi,…

– What: Khách hàng muốn điều gì ở sản phẩm, dịch vụ của bạn?

– Why: Vì sao họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn? Họ mua để làm gì?

– Where: Họ ở đâu? Mức thu nhập của họ? Bạn có thể xác định dựa trên: vị trí địa lý, mức thu nhập, sở thích, nhu cầu, hành vi tiêu dùng,…

– When: Họ mua sản phẩm, dịch vụ của bạn khi nào?

Bước 2: Xác định vị thế cạnh tranh của các thương hiệu trên thị trường

Bên cạnh việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mục tiêu, bạn cũng nên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình. Ông cha từ xưa có câu “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Quan niệm này vẫn hoàn toàn đúng trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Hãy phân tích các đối thủ trực tiếp của bạn, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ để có “phương pháp” đúng đắn nhất. Để làm được điều này, bạn phải trả lời được 4 câu hỏi:

  • Thông điệp mà đối thủ truyền thông, gửi gắm đến người đọc là gì?
  • Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của họ như thế nào?
  • Đâu là điểm đặc biệt trong sản phẩm/dịch vụ của họ?
  • Phản hồi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ?

Từ việc nghiên cứu các các đối thủ của mình, đừng dại gì “sao chép nguyên si” cách giúp đối thủ của bạn thành công thành công, bạn nên sáng tạo, đổi mới, tìm ra điểm khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của mình để có thể thuyết phục khách hàng hãy chọn bạn thay vì lựa chọn đối thủ của bạn. Điểm khác biệt này sẽ trở thành dấu ấn trong mắt khách hàng của bạn.

Bước 3: Xác định xu hướng và cơ hội trên thị trường

Xu hướng của thị trường (Market Trend) là việc thay đổi, di chuyển hướng đi của thị trường. Đối với mỗi ngành hàng, mỗi loại hình dịch vụ lại có những xu hướng khác nhau. Nếu bạn cứ đi theo mãi một hướng đi lỗi thời thì sớm muộn bạn cũng sẽ bị thị trường đẩy lại ở phía sau.

Từ việc xác định các xu hướng của thị trường mục tiêu, bạn cũng cần xác định cơ hội của doanh nghiệp mình trên thị trường. Việc xác định thông qua quá trình phân tích và nhận biết những biến đổi của thị trường, từ đó, dự liệu các hướng đi, các chiến lược và đối thủ có thể để ý tới và khai thác, tìm hướng đi đúng đắn, phù hợp, sáng tạo, tạo ra cơ hội đặc biệt cho doanh nghiệp của mình. Những cơ hội là hấp dẫn với doanh nghiệp của bạn cần đáp ứng một số yếu tố như: ước lượng độ phù hợp đối với các chiến lược Marketing, tính khả thi và nguồn lực của doanh nghiệp.

Bước 4: Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu

Hệ thống giá trị cốt lõi hay còn gọi là Core Value là những yếu tố thiết yếu và lâu dài, là bộ quy tắc hướng dẫn chi tiết, định hướng hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp. Muốn thương hiệu bền vững thì bạn phải trả lời được câu hỏi: Đâu là niềm tin – giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bạn? Nếu không có yếu tố này thì doanh nghiệp của bạn khó có thể tồn tại lâu trong thị trường và trong tâm trí khách hàng.

Bước 5: Xây dựng định vị thương hiệu

Xây dựng định vị thương hiệu là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Định vị thương hiệu là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, là việc tạo nên vị thế khác biệt của doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ trên thị trường.

Bước 6: Xây dựng nhận diện thương hiệu

Xây dựng nhận diện thương hiệu là việc cá biệt hóa, cá nhân hóa thương hiệu của bạn, khiến nó chẳng giống ai, tạo ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng. Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Hãy cá biệt hóa thương hiệu của mình bằng cách xây dựng tính cách, hình mẫu cho doanh nghiệp của bạn thông qua: tên thương hiệu, logo, biểu tượng, nhạc hiệu, khẩu hiệu, thông điệp,…

Bước 7: Quản trị thương hiệu

Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Quản trị thương hiệu là việc duy trì vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường. Một thương hiệu dù tầm cỡ đến mức nào nếu không có chiến lược quản trị thương hiệu thì hình ảnh sẽ mờ nhạt dần, mất dần niềm tin từ khách hàng. Đặc biệt, thị trường phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, quản trị thương hiệu là điều doanh nghiệp của bạn nhất định phải làm nếu muốn sống sót.

0/5 (0 Reviews)