Nội Dung
Khi xây dựng một kịch bản phim thì chúng ta cần chú trọng đến các nhân vật, cốt truyện. Còn với một kịch bản sự kiện thì những yếu tố cần quan tâm là gì? Làm thế nào để có thể viết một kịch bản hoàn hảo? Nguyên tắc viết kịch bản sự kiện là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nguyên tắc “5W1H”
5W1H viết tắt của 5 chữ:
- What (Cần làm những gì để đạt được mục tiêu) viết tắt của 5 chữ
- Who (Khách hàng mục tiêu mà ta hướng đến họ là ai)
- Where (Những khách hàng này họ sống ở đâu)
- Why (Tại sao những điều ta đưa ra là đúng)
- When (Khi nào thì triển khai)
- How (Làm thế nào để thực hiện kế hoạch)
Nếu bạn đáp ứng nguyên tắc “5W1H” này là bạn sẽ xây dựng được một khung kịch bản gần như đầy đủ các chi tiết.
Phân loại kịch bản sự kiện
Kịch bản cũng phân chia thành nhiều loại vì tính chất của mỗi chương trình là khác nhau:
- Kịch bản Lễ Khánh Thành – Khai Trương
- Kịch bản Lễ Khởi Công – Động Thổ
- Kịch bản Lễ Mở Bán – Ra mắt sản phẩm mới
- Kịch bản Tổ chức Lễ Kỷ Niệm thành lập công ty
- Kịch bản Tổ chức Lễ Giáng Sinh
- Kịch bản Tổ chức Trung Thu
Mỗi kịch bản lại có những yêu cầu khác nhau. Chính vì vậy mà kịch bản phải được xây dựng theo từng sự kiện và phải đáp ứng chuẩn, từng yệu cầu của từng sự kiện.
Yêu cầu viết kịch bản sự kiện:
Yêu cầu chung
- Viết kịch bản tổ chức sự kiện phải vận dụng tốt khả năng tổ chức và khả năng tưởng tượng vì bạn phải bao quát hết toàn bộ nội dung chương trình.
- Tổ chức sắp xếp sự kiện đó chạy theo trình tự như thế nào? Và phải đảm bảo đủ kết cấu 3 phần: mở đầu, nội dung chính và cuối là phần kết.
- Nếu phần mở đầu quá nhàm chán thì sẽ không ai còn muốn xem tiếp hoặc nếu phần kết quá nhạt nhòa thì người xem cũng không nhớ được mục đích của bạn tổ chức sự kiện này là gì?
- Biến đổi kịch bản sao cho phù hợp với tính chất chương trình cũng là một kĩ năng của người làm sự kiện
Yếu cầu theo từng loại kịch bản
Mỗi kịch bản cũng nên chia làm hai loại là kịch bản tổng quát và kịch bản chi tiết.
Kịch bản tổng quát là để bao quát tất cả các công việc chung chung, bao quát cho một chương trình. Kịch bản này dùng cho khách hàng để họ tiện quản lý lịch trình sự kiện hoặc các bên kỹ thuật, âm thanh, màn hình, máy chiếu …..để họ nắm bắt nội dung và điều khiển thiết bị cho phù hợp với chương trình.
Tùy tình chất của mỗi sự kiện mà biến đổi nội dung kịch bản cho phù hợp, tuy nhiên trong kịch bản nào cũng phải thể hiện được sự chi tiết càng tốt và thời gian phải liên tục, không được ngắt quãng, kịch bản càng khoa học càng tốt, đảm bảo được sự mong muốn của khách hàng.
Khi viết một kịch bản chương trình truyền hình trực tiếp thì yêu cầu lại càng cao lên gấp nhiều lần. Vì khi truyền hình trực tiếp thì kịch bản của bạn không thể sai sót và càng không thể làm lại được.
Xem thêm: Những lưu ý khi tổ chức sự kiện ngoài trời
Yêu cầu khi chạy chương trình:
Để chạy một chương trình thì kịch bản sản xuất của các bạn cần chú ý đến những yếu tố sau:
- Giới thiệu chương trình
- Nội dung chương trình: thể hiện rõ nhiệm vụ cụ thể từng nhân sự, timeline, agenda chi tiết các hạng mục từ khi đón khách đến khi kết thúc sự kiện.
- Phần kết sự kiện là phần rất quan trọng, nhưng lại ít được chú ý. Một sự kiện thành công từ đầu đến cuối, nhưng đến khi kết thúc lại bị loãng do chúng ta không viết kỹ phần kết trong kịch bản sự kiện.
- Phần lời đọc MC cũng phải thật súc tích, tránh quá dài dòng, làm sao để khi MC dẫn thu hút được người nghe . ( Hổ trợ MC sao cho script phải được chuẩn bị tốt)
Viết một kịch bản tổ chức sự kiện chuyên nghiệp tưởng như đơn giản nhưng thực ra lại rất phức tạp nó không hề có một công thức chung nào. Nó yêu cầu bạn phải sáng tạo không ngừng để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nó cần bạn có những kiến thức tổng quát và có bộ óc tổ chức khoa học. Mong rằng những nguyên tắc trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình viết kịch bản chương trình sự kiện nhé!