Nội Dung
Thiết kế Logo thương hiệu cho công ty, doanh nghiệp là điều không hề dễ dàng, đặc biệt là khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống nhận diện thương hiệu của khách hàng. Để hạn chế được những sai sót không cần thiết cũng như trở nên chuyên nghiệp hơn trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, các designer hiện nay đều tạo cho riêng mình một quy trình thiết kế logo phù hợp với bản thân.
Quy trình thiết kế logo bao gồm những bước nào?
1. Lập bảng định hướng sáng tạo
Thiết kế logo không phải là trò chơi may rủi. Do vậy, nếu không hiểu rõ thông tin về khách hàng, chúng tôi sẽ không thể bắt đầu thiết kế logo. Thông thường khi bạn gọi tới Achaumedia và nói với chúng tôi cần thiết kế logo cho công ty, chúng tôi sẽ cần bạn “làm một bài tập về nhà” – đó là điền vào một bản câu hỏi thu thập các thông tin về khách hàng mà chúng tôi đã soạn sẵn. Chúng tôi gọi đó là bản định hướng sáng tạo (hoặc creative brief). Trước khi có bản định hướng sáng tạo này thì sẽ không có mẫu phác thảo logo nào được thực hiện.
Vậy bản định hướng sáng tạo gồm những gì?
Tôi sẽ trình bày về phần này trong một bài viết chi tiết khác, nhưng nói chung bản định hướng sáng tạo cần phải có những thông tin cơ bản như sau:
- Giới thiệu về doanh nghiệp / thương hiệu
- Lĩnh vực hoạt động / Sản phẩm – dịch vụ
- Chiến lược hoạt động (Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi)
- Thị trường mục tiêu?
- Mô tả khách hàng tiêu biểu và những lý do họ chọn thương hiệu của bạn
- Những thông điệp cần truyền tải trong logo
- Yêu cầu về thời gian
- Các yêu cầu ràng buộc khác
2. Tìm hiểu kĩ lưỡng về doanh nghiệp
Sau khi đã có bản định hướng sáng tạo (được cung cấp bởi khách hàng thông qua một bảng các câu hỏi định sẵn), giờ là lúc nhóm thực hiện dự án ngồi nghiên cứu lại nó. Thông thường chúng tôi sẽ có buổi họp giữa bộ phận Account (bộ phận chịu trách nhiệm làm việc trực tiếp với khách hàng) với nhóm họa sỹ thiết kế để thảo luận về các thông tin khách hàng cung cấp, làm rõ và bổ sung thêm các thông tin còn thiếu trong bản định hướng sáng tạo.
Kết quả của buổi họp nhóm này là thống nhất những thông tin trong bản định hướng sáng tạo vừa đảm bảo nó chính xác và hữu ích.
3. Nghiên cứu các doanh nghiệp cùng ngành
Đây là phần rất quan trọng, nhưng các nhà thiết kế logo thường bỏ qua. Việc nghiên cứu về ngành hàng cũng quan trọng như nghiên cứu về bản thân doanh nghiệp. Những thông tin thu được từ quá trình này rất hữu ích.
Ví dụ: các doanh nghiệp trong ngành có logo trông như thế nào? Có phải các ngân hàng thường ưu tiên các mầu xanh và đỏ không? Có phải các mầu ấm phù hợp hơn với ngành thực phẩm? Logo của các doanh nghiệp sản xuất xi măng thường có hình linh vật? Liệu chúng ta cần sự khác biệt hoàn toàn với các doanh nghiệp trong ngành hay vẫn tuân thủ những quy định ngầm của ngành đó? (ví dụ mầu đỏ và trắng là mầu đặc trưng của ngành y tế).
4. Phác thảo ý tưởng thiết kế
Đến đây, khi đã tìm hiểu đầy đủ thông tin về khách hàng, các yêu cầu sáng tạo, đặc trưng ngành nghề kinh doanh… chúng tôi đã có thể bắt tay vào phác thảo phương án thiết kế.
Tùy theo thói quen, một số họa sỹ bắt đầu với những phác thảo đen trắng trên giấy, một số người khác làm việc trực tiếp trên máy tính. Quá trình phác thảo ý tưởng càng có nhiều ý tưởng càng tốt. Sau đó mỗi họa sỹ thiết kế có thể chọn lọc lại các ý tưởng hay và phù hợp nhất với định hướng sáng tạo để có những phương án cuối cùng.
Tiếp theo là thời điểm để họp lại và lựa chọn các phương án tối ưu cuối cùng để gửi cho khách hàng. Con số tốt nhất theo chúng tôi là 4-5 phương án. Ít phương án quá khách hàng sẽ khó lựa chọn, còn nhiều quá cũng làm khách hàng thêm phân vân.
5. Thuyết trình ý tưởng logo
Mỗi mẫu thiết kế logo là một tác phẩm mà ý tưởng sáng tạo được gửi gắm trong đó. Để giúp quá trình thuyết phục khách hàng lựa chọn logo, Achau sẽ chuẩn bị bài thuyết trình ý tưởng logo giúp bạn hiểu về ý nghĩa tác phẩm. Thuyết trình ý tưởng logo thường bao gồm việc phân tích ý nghĩa logo, chỉ ra nguồn gốc cảm hứng sáng tạo, chỉ ra quá trình phát triển từ trực quan đến trừu tượng hóa …
Đôi khi chúng tôi đưa logo vào các ứng dụng thực tế khác nhau, ví dụ namecard, ấn phẩm quảng cáo, biển bảng … để chứng minh mẫu logo hoạt động rất hiệu quả ở các điểm tiếp xúc khác nhau.
6. Lập cẩm nang thiết kế logo
Công việc tiếp theo khi bạn đã chọn được mẫu thiết kế logo ưng ý là biên tập nôi dung cẩm nang hướng dẫn sử dụng logo (Logo Guidelines). Cẩm nang này sẽ giúp doanh nghiệp ứng dụng logo trong mọi hoạt động truyền thông mà vẫn đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả. Cẩm nang logo có thể bao gồm: logo, ý nghĩa logo, tỷ lệ ô lưới, font chữ và typo, mầu sắc thiết kế, logo ứng dụng trên các nền mầu, các trường hợp khuyến khích sử dụng và các trường hợp chống sử dụng, logo và tương quan với các logo khác ….
Trên đây là quy trình thiết kế logo ,bạn có thể liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu sâu hơn về quy trình xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp hoặc khởi động ngay dự án thiết kế logo của bạn bằng cách liên hệ qua Hotline: 09 4353 8282