Làm thế nào để lên bảng dự trù kinh phí đám cưới?

Chắc hẳn đôi uyên ương nào cũng muốn ngày trọng đại của mình diễn ra thật suôn sẻ và trọn vẹn. Bảng dự trù kinh phí đám cưới dưới đây sẽ giúp các cặp đôi phần nào hình dung được tổng thể chi phí cần chi cho một hôn lễ đấy! Để chuẩn bị cho ngày trọng đại, các đôi uyên ương phần nào cũng biết được chi phí “khổng lồ” mình cần phải sử dụng. Nếu không lên kế hoạch cụ thể, chi phí cưới của hai bạn có thể tăng cao ngoài ý muốn. Vậy chi phí cho đám cưới bao nhiêu là đủ? Chi phí đám cưới khoảng bao nhiêu? Tổ chức đám cưới cần bao nhiêu tiền? Bảng dự trù kinh phí đám cưới dưới đây sẽ giúp các đôi uyên ương giải tỏa nỗi lo lắng này.

Bảng dự trù kinh phí đám cưới

Cách lập bảng dự trù kinh phí đám cưới 

Lên danh sách chi tiết các hạng mục cho bảng dự trù kinh phí đám cưới

Các hạng mục cần chi trong hôn lễ nếu không được lên danh sách rõ ràng thì rất có khả năng bị bỏ sót. Hai bạn nên dành thời gian để thống kê chính xác những khoản quan trọng cần chi. Đồng thời, bạn cũng có thể nhờ đến sự tư vấn của người đi trước như cha mẹ, anh chị, bạn bè để có được lời khuyên tốt nhất nhé.

Đám cưới luôn là sự kiện trọng đại, chỉ diễn ra một lần trong cuộc đời của mỗi người. Vì lẽ đó, Á Châu Media luôn mong muốn mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho các đôi uyên ương trong ngày hạnh phúc.

Các nàng hãy cùng bạn đời lên kế hoạch chi tiết cho hạng mục cưới

Một hôn lễ thường sẽ chuẩn bị các hạng mục cưới cơ bản như trang phục cưới, tạo kiểu tóc – trang điểm cho cô dâu và người nhà (mẹ cô dâu, mẹ chú rể, phụ dâu…), trang trí không gian ngày vui, sính lễ, chụp hình, quay phim, trang sức, thiệp mời, xe hoa, hoa cầm tay, nhà hàng tiệc cưới và một số hạng mục phát sinh khác.

Khảo sát chi phí thị trường cho bảng dự trù kinh phí đám cưới

Tham khảo giá thị trường là khâu lên kế hoạch cưới mà hai bạn không thể bỏ qua. Việc này sẽ giúp các đôi uyên ương biết được chính xác chi phí mà một hôn lễ trung bình tốn kém là bao nhiêu. Từ đó, bạn sẽ có cách thắt chặt bảng dự trù kinh phí đám cưới để tránh “lỗ vốn” nặng sau ngày vui.

Với sự phát triển của công nghệ, cô dâu chú rể ngày nay có thể ngồi ở nhà để kiểm tra, so sánh những bảng báo giá của mỗi nhà cung ứng. Nếu muốn có được trải nghiệm thực tế cho các hạng mục địa điểm tổ chức tiệc, trang phục cưới, trang điểm…, bạn cũng có thể đến tận nơi để kiểm tra chất lượng và đưa ra quyết định phù hợp.

Thông thường, các nàng nên tham khảo ít nhất 3 nhà cung ứng khác nhau để có được cái nhìn chung chuẩn xác nhất. Bạn cũng có thể nhờ sự trợ giúp của người thân, bạn bè trong khâu lên kế hoạch cưới này để tiết kiệm thời gian chuẩn bị cho các hạng mục khác nhé.

Lập bảng dự trù kinh phí đám cưới

Sau khi khảo sát giá thị trường, các cặp đôi hãy cùng bắt tay vào lập một bảng chi phí cụ thể. Bởi chỉ khi có hạng mục và chi phí cần chi rõ ràng, các nàng và vị hôn phu mới không gặp phải tình huống chi phí bị đội vốn. Đồng thời, bạn nên tránh chọn những hạng mục như hoa cưới, thực đơn… trái mùa.

Lên ngân sách chi phí cưới chưa bao giờ đơn giản. Tất cả mọi việc chỉ là dự kiến, khi bước đến…

Điều này có thể vô tình làm chi phí cưới của bạn tăng gấp đôi hay gấp ba đấy. Ngoài ra, bạn nên tham vấn ý kiến của những cặp đôi mới cưới để có được giải pháp phù hợp cho các chi phí phát sinh ngoài ý muốn. Bảng dự trù kinh phí đám cưới dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo thôi, các nàng nhé.

bảng dự trù kinh phí đám cưới

Lưu ý gì khi lên ngân sách cưới?

Ngoài khâu thống kê hạng mục cưới, tham khảo giá thị trường, các đôi uyên ương cần lưu ý những điều dưới đây khi cùng nhau lên bảng dự trù chi phí cưới nhé.

  • Mỗi hạng mục chuẩn bị đều có mức giá khác nhau, chênh lệch cũng khá lớn. Vì thế, bạn nên dựa vào điều kiện kinh tế của cả hai để có sự lựa chọn phù hợp.
  • Việc dự trù kinh phí sẽ không giúp các nàng chuẩn đoán chi phí thực tế đúng 100%. Đôi khi, một số tình huống phát sinh ngoài ý muốn như lượng khách đến cao hơn so với dự tính, buộc bạn phải chuẩn bị thêm bàn. Vì thế, khi lên ngân sách, các cặp đôi nên có hạng mục chi phí dự phòng nhé.
  • Nếu không có nhiều kinh nghiệm trong việc dự trù chi phí, hai bạn cũng có thể nhờ sự trợ giúp của người thân, bạn bè để có được lời khuyên.
  • Các cặp đôi khi khảo sát giá cũng nên lựa chọn các đơn vị cung cấp uy tín, lâu năm trong ngành cưới. Điều này sẽ hạn chế trường hợp bạn bị “chặt chém” với mức giá khó tưởng đấy.

kinh phí đám cưới

Lý do phi chí cưới phát sinh quá lớn 

Không có ngân sách cụ thể cho từng mục

Bạn lên kế hoạch chi 10 triệu đồng để mua nhẫn cưới, thế nhưng khoản tiền mua hộp hay gối đựng nhẫn lại dễ dàng bị bỏ sót. Tương tự, bạn chi tiền mua váy cưới nhưng phụ kiện cài tóc lại quên tính vào. Những khoản chi có vẻ không đáng này càng lúc càng chồng chất, cho đến khi bạn giật mình phát hiện đã “thấu chi” thì muộn rồi.

Đừng quên khoản quà tặng cảm ơn khách mời

Chi quá nhiều cho váy cưới

Trước khi quyết định chi mạnh tay cho chiếc váy cưới trong mơ của mình, bạn nên cân nhắc đến lựa chọn thuê váy, hoặc tìm kiếm những mẫu có chi phí vừa phải so với mức trần của ngân sách mà bạn đang có.

Chọn hoa cưới đắt đỏ không cần thiết

Bạn yêu thích giống hoa ngoại nhập đắt tiền, yêu hoa tulip trong khi đã hết mùa hoa ở Việt Nam? Lời khuyên chân thành là bạn đừng nên cố tìm kiếm bằng cách chọn hoa nhập, hoa trái mùa đắt đỏ. Việc lựa chọn những loại hoa cưới theo mùa sẽ giúp bạn tiết kiệm ngân sách để lo lắng cho những phần khác trong đám cưới.

“Thêm một chút thôi”

Bạn quên béng mình muốn tiết kiệm chi phí tổ chức cưới và tự thuyết phục mình “thêm một chút thôi, không sao” bởi đây là ngày vui chỉ có một lần mà. Kết quả là thêm vài triệu cho khâu trang trí, thêm tiền để đặt cổng hoa…

Vấn đề không phải bạn không được chi thêm một chút, mà bạn cần cân nhắc đến khả năng tái sử dụng. Cổng hoa, bàn gallery, hoa tươi… bạn không thể dùng lại, nếu quá đắt, quá cầu kỳ mà làm thâm hụt ngân sách cưới thì quả thực không đáng.

Trang trí trong mức ngân sách cho phép thôi bạn nhé

Ngược lại, một bộ nội y đắt tiền, đôi giày cưới đẹp hoàn toàn có thể mặc đi tiệc, trong các dịp quan trọng. Nếu đầu tư thêm cho khoản này thì có thể cân nhắc. Tuy nhiên, có thể tái sử dụng không có nghĩa là bạn được phép tiêu pha vô tội vạ nhé.

Không dự tính chi phí cưới phát sinh

Cho dù bạn tính toán kỹ đến mấy, một sự kiện lớn như đám cưới vẫn có không ít những khoản chi bất ngờ, và bạn cần dự trù một ngân quỹ nhất định cho các khoản này. Một số khoản nên dự trù trước:

  • Chi phí bia, nước ngọt vượt hạn mức
  • Chi phí đền bù do làm hỏng đồ dùng trong nhà hàng
  • Chi phí ăn, ở cho người thân hai họ nếu đến sớm

chi phí cưới phát sinh

0/5 (0 Reviews)