Nội Dung
Khi bạn bắt đầu viết một website, cấu trúc website là điều đầu tiên mà bạn nên nghĩ đến. Cùng tìm hiểu xem cấu trúc Silo xây dựng website là gì. Ưu điểm của cấu trúc silo so với cấu trúc phẳng.
Cấu trúc Silo là gì?
Cấu trúc Silo là dạng cấu trúc website chuyên sâu chia nội dung website thành các thư mục (category) riêng biệt. Những nhóm trong cấu trúc này được phân chia thứ bậc dựa trên topic và subtopic. Trong đó nội dung nào liên quan sẽ được xếp chung nhóm với nhau.
Một silo càng chứa nhiều nội dung liên quan đến chủ đề thì càng tăng độ liên quan của website trong mắt Google. Nếu trang bạn chứa tất cả truy vấn chính của người dùng khi tìm kiếm một chủ đề nào đó thì quá tốt rồi.
Đó cũng là nguyên lý vận hành của cấu trúc silo.
Các silo chỉ rõ nội dung chính trong website của bạn, phân nhỏ nội dung chính thành các category nhỏ dần cho đến khi lượng thông tin này đủ để trả lời mọi thắc mắc liên quan của người dùng.
Ví dụ:
Mỗi một silo đều có thể chia nhỏ xuống một tầng silo nữa. Nhưng thay vì tạo thêm silo mới hay phát triển ý tưởng dựa trên topic, bạn nên tìm ý tưởng dựa trên content hoặc viết thêm trang mới.
Ví dụ “chiến lược content” có thể chia nhỏ xuống thành “editorial calendar”- Lịch edit content. “Editorial calendar” có thể là chủ đề cuối cùng của chuỗi silo này và thay vì tạo thêm subtopic nữa thì bạn có thể phát triển từ khóa để viết những trang về:
- Làm thế nào để tạo Editorial calendar?
- Mẫu ví dụ về Editorial calendar?
- Ý tưởng phát triển cho Editorial Calendar?
- Phần mềm theo dõi lịch edit content
- Plugin tiện lợi hỗ trợ Editorial Calendar
Làm vậy không chỉ khớp với tìm kiếm của người dùng mà còn khiến thông tin trên trang Editorial calendar có giá trị hơn. Nhanh chóng tăng thứ hạng cho trang Editorial calendar.
Nếu ai đó tìm kiếm chủ đề làm thế nào để tạo Editorial calendar thì họ cũng muốn biết về ví dụ, mẫu hay phần mềm và plugin liên quan.
Cấu trúc Silo và cấu trúc phẳng
Khác với cấu trúc silo, cấu trúc phẳng xếp tất cả bài viết ngang bằng nhau. Cùng lắm là được nhóm theo category đơn giản hay tệ hơn là nhóm theo ngày.
Cấu trúc này thường được dùng cho blog.
Nhiều SEOer cũng sử dụng cấu trúc phẳng cho website nhưng với tôi, cấu trúc sâu tầng hay cấu trúc silo mới là sự lựa chọn hoàn hảo. Đơn giản bởi vì tôi muốn website của mình có hệ thống, dễ dàng phân nhóm content và không điều hướng lộn xộn.
Xem thêm: Phân loại cấu trúc silo trong SEO
Đến đây chắc các bạn đã hình dung phần nào cấu trúc silo xây dựng website rồi phải không?. Hãy tham khảo thêm các bài viết của Á Châu Media để có thể tự xây dựng website cho bản thân mình nhé