Nội Dung
Có thể nói viết một bài PR thì rất đơn, nhưng để bài viết PR ấy thúc đẩy được doanh nghiệp phát triển trên thị trường quả thực rất khó, vì muốn viết một bài PR chuẩn trước tiên bạn phải hiểu rõ được PR
Bài viết này. Á Châu Media xin giới thiệu các bạn tổng hợp 3 công thức viết bài PR cho doanh nghiệp hay nhất 2020, để các bạn có thể áp dụng và tối ưu các bài viết PR nhất.
Cùng xuống phần tiếp theo thôi nào!!!
Một bài PR mẫu hoàn hảo cần đáp ứng các tiêu chí nào?
1.Viết bài PR cần nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu
Tiếp đến, cần xác định xem đối tượng khách hàng mục tiêu của chiến dịch PR là ai, từ đó xác định thói quen, hành vi, nhận thức hiện tại của đối tượng khách hàng này như thế nào?
Họ làm gì, họ quan tâm đến chủ đề gì, quan tâm đến những vấn đề nào? Để từ đó chọn cách tiếp cận và hướng viết phù hợp cho bài PR để đối tượng truyền thông quan tâm.
Bởi khi đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau sẽ ảnh hưởng tới cách viết và lối viết để gây ảnh hưởng tới họ qua bài PR.
2. Đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp
Trước hết, một bài PR mẫu cần đáp ứng được mục tiêu của doanh nghiệp cho dù bài PR mẫu đó có theo dạng ảnh, Infographic, E-Magazine hay dạng bài truyền thống.
Bài PR cần xác định rõ và đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp có thể như: bài PR thương hiệu, bài PR sản phẩm, bài PR dịch vụ, PR để tăng độ nhận diện thương hiệu hay để xử lý khủng hoảng.
3. Bài PR cần truyền tải được đúng thông điệp
Mỗi bài PR dù hay đến đâu nhưng cũng cần truyền tải thông điệp. Cần xác định thông điệp truyền tải sau đó bạn sẽ biết mình nên viết gì trong bài viết PR mẫu.
Chỉ khi truyền tải được thông điệp, bài PR mới có thể thay đổi nhận thức, tác động tới các đối tượng khách hàng.
Xem thêm: PR là gì? giải đáp PR trên Facebook từ A đến Z
3 công thức viết bài PR cho doanh nghiệp cốt lõi dễ dàng áp dụng
Công thức 1: Công thức 3S
Công thức thứ 1 dành cho bài viết PR đó chính là công thức 3S.
Công thức 3S là viết tắt của 3 từ tiếng Anh bắt đầu bằng chữ S: Star (Ngôi sao/người nổi tiếng), Story (Câu chuyện), Solution (Giải pháp). Và tất nhiên, bài viết PR theo quy tắc này sẽ đáp ứng đầy đủ 3 yếu tố nêu trên.
Star (Ngôi sao): Đây chính là nhân vật chính, trọng tâm dẫn dắt câu chuyện PR của bạn. Nhân vật này có thể là người nổi tiếng, Influencer trong lĩnh vực liên quan tới sản phẩm/thương hiệu của doanh nghiệp hay thậm chí là chính người tiêu dùng.
Nhân vật chính cũng có thể là công ty của bạn, thậm chí là sản phẩm của bạn hay CEO tài năng để từ đó bạn kể nên câu chuyện thăng trầm về quá trình làm ra sản phẩm nhằm chia sẻ những giá trị tốt nhất cho khách hàng.
Story (Câu chuyện): Bài viết PR sẽ giống như kể một câu chuyện, trải nghiệm của nhân vật chính mà chúng ta đã chọn ở trên. Câu chuyện đòi hỏi sự sáng tạo, logic, mang thông điệp tới cho người đọc.
Solution (Giải pháp): Tiết lộ giải pháp hoặc hành động mà nhân vật chính là Star cần làm để thoát khỏi tình cảnh khó khăn hoặc để gặt hái thành công vá hạnh phúc, dựa trên diễn biến câu chuyện mà bạn đã xây dựng.
Công thức 2: Công thức Strings
Công thức Strings là một trong những công thức phổ biến hiện nay. Strings mang ý nghĩa là một chuỗi, liệt kê, tổng hợp. Với lối viết liệt kê và tổng hợp giúp cho đối tượng đọc bài PR có được thông tin hữu ích nhất về sản phẩm hay thương hiệu bạn. Lối viết này nhắm thẳng tới sản phẩm, thương hiệu vậy nên cần có giọng văn mạch lạc, rõ ràng và khách quan nhất.
Công thức 3: Công thức PAS
Công thức đầu tiên cho một bài viết PR mẫu đó chính là PAS. Đây được cho là một công thức rất hiệu nghiệm và rất hay được áp dụng thành công. PAS là viết tắt của Problem (Vấn đề), Agitate (Diễn giải) và Solution (Giải pháp). Đây cũng chính là thứ tự của bài viết PR mẫu.
P – Problem (Vấn đề): Đưa ra vấn đề nào đó mà xã hội lo sợ bằng hàng loạt phát hiện kinh hoàng trên báo chí.