Nội Dung
Việc đo lường hiệu quả truyền thông luôn là một vấn đề lớn và gây ra nhiều ý kiến trái chiều khác nhau giữa các marketer. Không chỉ vậy trong môi trường kỹ thuật số hiện nay còn xuất hiện rất nhiều chỉ số khác nhau nên việc đo lường ROI cũng trở nên phức tạp hơn.
Đo lường hiệu quả truyền thông đem lại lợi ích gì ?
Tối ưu hóa chi phí
Khi một chiến dịch không đạt được các mục tiêu đã đề ra, các marketer cần phải nhận thức được điều này để ngừng tiêu tiền một cách lãng phí. Bên cạnh đó, một điều quan trọng không kém là các cơ hội thành công của một chiến dịch thường bị đánh mất do truyền thông quá kém. Nếu không đạt được mục tiêu sẽ không chỉ gây lãng phí ngân sách mà còn làm mất đi các lợi ích tiềm năng.
Hãy gán một kênh trong IMC với một thước đo hiệu quả truyền thông. Từ đó một thương hiệu có thể tối đa hóa kết quả mà không cần gia tăng chi tiêu. Hiểu đơn giản, điều này cho phép các marketer chi tiêu ngân sách hiện có một cách tối ưu nhất. Do vậy, việc đo lường tác động của truyền thông giúp công ty tiết kiệm ngân sách. Đồng thời việc này giúp tối đa hóa khoản đầu tư của mình.
Có thể bạn sẽ quan tâm tới quảng cáo tốt trên Facebook cần đạt được gì ?
Đo lường hiệu quả truyền thông giúp xác định khả năng hoàn thành mục tiêu đề ra
Một kế hoạch IMC hiệu quả là kế hoạch có thể đo lường được hiệu quả truyền thông của các mục tiêu cụ thể để giải quyết. Các mục tiêu chung này bao gồm gia tăng doanh số bán hàng, thu hút khách hàng mới. Không chỉ vậy chúng còn giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng lượng truy cập. Đồng thời hỗ trợ tương tác với cửa hàng trực tuyến hoặc trang web của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, việc đo lường hiệu quả truyền thông sẽ giải quyết được câu hỏi: liệu truyền thông và tiếp thị có đạt được các mục tiêu đã nêu hay không. Đồng thời cũng đánh giá được cách thức thực hiện của các giải pháp này.
Tăng hiệu quả cho kế hoạch truyền thông tích hợp IMC
Chắc chắn sẽ có rất nhiều lần người xem nhìn thấy một quảng cáo và tự hỏi bản thân rằng thông điệp gì đang được truyền tải. Cũng có trường hợp người dùng rất thích thông điệp nhưng lại không để ý đến thương hiệu. Do đó, việc đo lường giúp công ty tinh chỉnh lại thông điệp và phương tiện truyền thông.
Có thể bạn sẽ hứng thú với bài viết báo cáo quảng cáo của facebook gồm những gì
Các vấn đề thường gặp trong quá trình đo lường hiệu quả truyền thông
Chi phí
Lý do phổ biến nhất để không tiến hành đánh giá hiệu quả truyền thông chính là chi phí. Một nghiên cứu đầy đủ và chính xác có thể tốn kém rất nhiều. Vài quản lý cấp cao tại các công ty nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá này. Tuy nhiên, những người khác lại cho rằng số tiền chi cho nghiên cứu nên được chuyển sang để cải thiện sản xuất quảng cáo hoặc tăng chi tiêu cho phương tiện truyền thông.
Bạn có thể quan tâm tới quảng cáo Ads Google hoạt động như thế nào ?
Đo lường hiệu quả truyền thông có thể sẽ khó khăn trong việc cụ thể hóa
Các marketer cần phải tính toán để biết được lợi nhuận mà họ có thể nhận lại là bao nhiêu. Tuy nhiên, để nghiên cứu về thị trường và đưa ra dự đoán chính xác lại không đơn giản. Phần lớn nguyên do là vì rất khó để phân loại các tác động từ quảng cáo. Từ đó để đề xuất phương pháp đo lường phù hợp cho từng kênh tiếp cận trong kế hoạch IMC.
Vấn đề nghiên cứu
Rất khó để có thể trực tiếp đo lường hiệu quả của một kênh truyền thông nhất định. Một vài các khó khăn liên quan có thể kể đến như:
- Những cách tiếp cận không rõ ràng trong việc đo lường.
- Sự cam kết hiệu quả một cách không chắc chắn của đội ngũ nghiên cứu.
- Số lượng lớn các kênh truyền thông và các loại thiết bị tiếp cận
Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đo lường.
Mỗi ngành hay mỗi chu kỳ sống của sản phẩm sẽ có một mục tiêu IMC khác nhau. Do vậy cũng có rất nhiều cách để đo lường hiệu quả truyền thông của các kênh. Ví dụ như giám đốc kinh doanh thấy tác động của truyền thông đối với doanh thu là cao thì mới tốt. Mặt khác tổng giám đốc lại ưu tiên mục tiêu tác động của truyền thông đến hình ảnh công ty. Tuy nhiên các giám đốc marketing lại thấyđộ nhận diện của quảng cáo là cần thiết. Do vậy, quá trình đo lường hiệu quả thường xảy ra khá nhiều những bất đồng trong quan điểm.
Những ý kiến trái chiều từ bộ phận sáng tạo:
Bộ phận sáng tạo là bên có liên quan trực tiếp đến việc tạo ra các chiến dịch truyền thông. Tuy nhiên, họ cho rằng việc đo lường hiệu quả truyền thông kìm hãm sự sáng tạo. Đồng thời họ thấy chúng không phải là thước đo chính xác về tính sáng tạo và hiệu quả của quảng cáo. Tuy nhiên trên thực tế, nếu nghiên cứu được lên kế hoạch và thực hiện tốt thì chúng sẽ hỗ trợ các marketer trong việc sáng tạo các chiến dịch truyền thông và có cái nhìn sâu sắc về người tiêu dùng.
Đọc thêm về: Quảng cáo ads facebook sao cho tối ưu
Thời gian.
Một trong những lý do được đưa ra để không tiến hành đo lường là thiếu thời gian. Các nhà quản lý cho rằng họ có quá nhiều thứ để làm. Ngoài ra, họ cũng không muốn bỏ lỡ cơ hội cạnh tranh trên thị trường.
Phương pháp đo lường hiệu quả truyền thông dựa trên kết quả tài chính
Các hoạt động kinh doanh đều có mục tiêu chung nhất là lợi nhuận. Do đó, các chỉ số trong báo cáo kết quả kinh doanh (P&L) thường xuyên được sử dụng để đánh giá về hoạt động truyền thông thương hiệu. Các chỉ số phổ biến bao gồm: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, lợi nhuận cận biên, tỷ suất hoàn vốn (ROI), giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value – CLV) …
Lợi thế: Phương pháp này có độ chính xác cao, các con số được cung cấp rõ ràng, cho phép doanh nghiệp dễ dàng quan sát sự phát triển theo thời gian và so sánh hiệu quả truyền thông thương hiệu giữa các khu vực địa lý và với các đối thủ cạnh tranh khác.
Khuyết điểm: Tuy nhiên, truyền thông thương hiệu thường là một quá trình dài hạn. Nếu doanh nghiệp chỉ đánh giá dựa trên các chỉ số tài chính, việc đánh giá sẽ khó xác định và có thể gây áp lực ngắn hạn cho các hoạt động truyền thông thương hiệu.
Phương pháp đo lường hiệu quả truyền thông dựa trên khảo sát trực tiếp khách hàng
Trong trường hợp doanh nghiệp tự làm, chi phí thường là rẻ do có thể tận dụng ngay nhân viên bán hàng và nhân viên chăm sóc khách hàng của mình để thu thập thông tin. Trong trường hợp thuê ngoài, dữ liệu có được từ phương pháp này là không có giới hạn, tùy vào mục đích của doanh nghiệp mà có thể linh hoạt để đưa ra bảng hỏi, chọn mẫu và tiến hành nghiên cứu.
Lợi thế: Có nhiều cách để doanh nghiệp tìm hiểu về thị trường. Doanh nghiệp có thể tự thực hiện bằng cách trò chuyện với khách hàng hoặc có thể mua các báo cáo thị trường từ các đơn vị thứ ba.
Nhược điểm: Nếu doanh nghiệp tự thực hiện, khách hàng có thể trả lời chủ quan do tính cách cả nể và không cung cấp thông tin tiêu cực. Ngoài ra, việc mua các báo cáo thị trường có thể đắt đỏ do phải đi thị trường và phát sinh chi phí đi lại và sinh hoạt. Việc thực hiện báo cáo cũng tốn nhiều thời gian để thu thập đủ dữ liệu.
Tạm kết
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin tổng quan về việc đo lường hiệu quả truyền thông. Bên cạnh những khó khăn trong quá trình tiến hành các giai đoạn thì việc đánh giá này cũng mang lại rất nhiều hiệu quả trong việc hoạch định chiến lược, đề xuất những hướng đi cụ thể cho công ty nhằm tăng doanh số và độ nhận diện thương hiệu. Hãy tiếp tục theo dõi Á Châu Media để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về Á Châu Media tại đây
Những cụm từ liên quan: cách đánh giá hiệu quả truyền thông, hiệu quả truyền thông là gì, báo cáo đánh giá hiệu quả truyền thông