Nội Dung
Trong thế giới Digital Marketing, quảng cáo trực tuyến là 1 hình thức đang được sử dụng nhiều nhất bởi chính những giá trị đích thực mà nó mang lại.
Đặc biết các cửa hàng nhỏ lẻ, cá nhân có thể sử dụng quảng cáo trực tuyến để đem lại nhiều khách hàng cho cửa hàng của mình.
Để làm được điều này, bắc buộc các cá nhân, tổ chức tham gia quảng cáo trực tuyến phải hiểu các chi phí thông thường trong ngành quảng cáo trực tuyến dưới đây. Và tham khảo các hình thức thanh toán quảng cáo online.
Cách thức thanh toán quảng cáo online
CPC ( Cost per Click )
CPC – Cos per Click: Là số tiền phải trả cho mỗi lượt click từ phía khách hàng tiềm năng của mình.
Ví dụ:
Từ khóa “quảng cáo facebook giá rẻ” – có CPC là $0.3 ( tương đương 6.000 VND) khi chạy quảng cáo, thì giá tiền để đổi một lượt Click vào đường Link ( hay banner, logo).
Để dẫn về trang quảng cáo là 6.000đ, như vậy cũng đồng nghĩa mỗi người vào xem website của trang web đăng ký quảng cáo đó thông qua các nhà quảng cáo như Google Adwords (Google Ads 2018) là 6.000đ.
Mặc dù chưa biết người xem này có mua hàng hay gọi điện, hay đăng ký tài khoản gì hay không. Chưa nói đến nhiều từ khóa có giá CPC rất cao.
Như vậy Quảng cáo CPC khá là đắt đỏ, do đó các nhà quảng cáo cần nghiên cứu kỹ trước khi áp dụng chương trình này cho chiến dịch quảng cáo của mình.
Thông thường, chỉ những chiến dịch quảng cáo có lợi nhuận lớn từ website như đặt phòng khách sạn, bất động sản, ôtô, cho thuê xe du lịch, rút hầm cầu, … thì áp dụng phương pháp này khá hiệu quả.
CPM (Cost per Impression )
CPM (Cost per Impression ) là số tiền phải trả cho 1000 lượt hiển thị.
Ví dụ: cũng từ khóa trên “quảng cáo facebook giá rẻ ” có CPM là $1 ( khoảng 23.000VND) nghĩa là khi có 1000 người tìm kiếm từ khóa trên, thì trang web của bạn sẽ hiển thị lên đủ 1000 lần lên trang tìm kiếm Google, thì google Adword ( Google Ads) sẽ trừ của bạn 23.000đ.
Ví dụ 2:
Ví dụ tổng số tiền để đặt quảng cáo là $50 Có 500.000 lượt xem. Quảng cáo CPM sẽ tính toán CPM = $50/(500.000/1000) = $0,1
Như vậy, để 1 khách hàng đi từ Google Ads thông qua từ khóa để đến với website của bạn thì thông qua 2 lần chi phí. Đó là CPM và CPC.
CPD ( Cost per Duration )
CPD ( Cost per Duration ) là cách tính tiền theo thời gian đăng banner ( Gif, flash, video ). Loại chi phí này thường đắt. Thường dùng cho các trang web lớn, có traffic cao, lượt người truy cập hằng ngày cực lớn, để khi các banner đặt ở đây tăng thêm lượt tương tác.
Ví dụ: Các trang website báo tin tức lớn như dantri.com.vn, 24h.com.vn, thanhnien.vn, vnexpress.net
Từ hình ở trên, bạn có thể thấy 2 khu vực đặt banner quảng cáo, các banner này đều quảng cáo những sự kiện lớn, ra mắt những sản phẩm mới, có thể đem lại lợi nhuận cao. Cho nên thường các công ty lớn mới sử dụng phương pháp quảng cáo này.
CPA ( Cost per Action )
CPA ( Cost per Action) là loại quảng cáo tính Số tiền phải trả theo lượt hành động. Hành động ở đây như: khảo sát, đăng ký khóa học, chơi mini game, trả lời một số câu hỏi, gởi ảnh,…
Ví dụ: Một câu lạc bộ fitness, dùng trang web để tuyển sinh các học viên Fitness, trang web này cần các thành viên mới, thì việc đăng ký thông tin cá nhân vào khóa học là bắt buộc.
Nên trang web này sẽ sử dụng phương pháp Quảng Cáo CPA. Nghĩa là chỉ trả tiền khi có học viên điền đầy đủ thông tin tham gia tại câu lạc bộ.
Như vậy trang web này sẽ tiết kiệm được các loại phí ở trên, nên phương pháp này rất được ưa chuộng hiện nay.
CPI ( Cost per Intall )
CPI ( Cost per Intall ) là cách tính chi phí theo lượt cài đặt ứng dụng ( sử dụng cho app và game di động là chủ yếu ) . Loại này có cách tính gần giống với CPA, nghĩa là chỉ trả tiền khi xong nhiệm vụ nào đó.
Ví dụ: Có một phần mềm diệt virus, muốn đẩy nhanh thương hiệu của mình đến người dùng, thì sử dụng phương pháp này – CPI.
Việc này khuyến khích người dùng cài đặt phần mềm này, và bên công ty này chỉ trả tiền tính theo số lượng người cài đặt phần mềm. Như vậy cũng tiết kiệm được các loại chi phí khác, tuy nhiên số lượng người dùng chấp nhận cài đặt không cao lắm. Do nhu cầu thực tế.
Và một số phương pháp tính chi phí khác, chúng tôi sẽ cập nhật sau.
Thanh toán quốc tế nhanh.
Hiện nay phương pháp thanh toán cho việc quảng cáo cũng đa dạng.
Thanh toán nội địa ( trong nước)
Thanh toán nội địa thì có rất nhiều cách, như chuyển khoản ngân hàng, thanh toán tiền mặt ( trong địa lý cho phép), hoặc cách mới đây được mọi người sử dụng hiều là COD (Cash on Delivery) nghĩa là giao hàng thu tiền hộ – tức là người mua hàng sẽ thanh toán khi nhận hàng.
Thanh toán quốc tế ( nước ngoài)
Thanh toán quốc tế đang dần phổ biến trong những năm gần đây.
Nếu như cách đây vài năm thì mọi người hầu như chỉ dùng PayPal là kênh thanh toán chính, thì giờ đây đã có thêm Payoo, VisaCard, MasterCard. Bạn chỉ cần ra ngân hàng nói với nhân viên – “Tôi muốn làm thẻ VISA – thanh toán quốc tế”.
Trong còng chưa đầy 30 phút bạn đã có một chiếc thẻ VISA, để thanh toán cho hầu hết các website trên thế giới có tích hợp cổng thanh toán.
Mọi thông tin trên đây, nếu các bạn chưa rõ hoặc phản hồi nào, vui lòng liên hệ bộ phận quảng cáo để được tư vấn thêm.