Khái niệm SEO on-page và SEO off-page là như thế nào? (P1)

Để SEO website của bạn cần phải hiểu rõ 2 khái niệm SEO On-page và SEO Off-Page. Vậy SEO On-page và SEO Off-Page là gì? Chúng ảnh hưởng đến website của bạn như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Khái niệm SEO On-Page và SEO Off-Page 

On-page SEO là tập trung tối ưu các yếu tố trên website để thân thiện với bộ máy tìm kiếm Google. Các yếu tố đó là nội dung, tiêu đề, các thẻ, tốc độ tải trang, …

Off-page SEO là các yếu tố ngoài website như các backlink trở về web của bạn, chia sẻ trên mạng xã hội.

Google sẽ chấm điểm website các bạn qua SEO On-page và SEO Off-page.

SEO On-Page

SEO On-page gồm 3 phần chính :

  • Nội dung
  • HTML
  • Cấu trúc

Nội dung 

Chắc hẳn bạn đã nghe qua câu nói “Content Is King” của Bill Gate 20 năm về trước.

Hãy tưởng tượng xem bạn sẽ thích thú cỡ nào khi tìm đúng nội dung mình cần trên Google tìm kiếm ? Bạn sẽ trân trọng các website/blog truyền tải các nội dung bổ ích cho cộng đồng. Google cũng vậy, các website chất lượng sẽ luôn được Google đánh giá cao và đưa lên Top trong bảng kết quả tìm kiếm.

Hãy thử gõ “Cách nấu ăn ngon” trên Google, nó sẽ tìm trong data dữ liệu của mình và đưa ra cho bạn các website hướng dẫn “nấu ăn ngon” mà nó “tin” rằng giá trị và giúp ích cho bạn. Cho nên để nằm trong danh sách này, website hay blog của bạn phải đầu tư nội dung thật chất lượng và không nơi nào có.

Xem thêm: 5 bước viết bài chuẩn SEO

seo onpage là gì
Seo On Page hiểu nôm na là đi từ phần gốc rễ nội dung

Điều này có nghĩ là gì?

Nghĩa là nhiệm vụ số 1 của bạn khi SEO đó là tập trung phát triển nội dung. Và để có nội dung hay buộc phải bạn phải có kiến thức sâu rộng, ngoài ra còn cần phải nghiên cứu tìm hiểu, sàng lọc trải nghiệm,…để đúc kết ra những nội dung giá trị cho người đọc.

Nội dung chính là linh hồn của SEO

Nội dung là quan trọng nhất tuy nhiên trước khi bước vào viết nội dung, bạn cần nghiên cứu từ khóa trước. Nghiên cứu từ khóa là một công việc rất rộng đòi hỏi bạn phải thành thạo các công cụ, website hỗ trợ việc nghiên cứu từ khóa.

Xem thêm những điều cơ bản về content marketing

Nghiên cứu từ khóa 

Thể sử dụng từ khóa trong bài viết thế nào là đúng ?

Không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa trong bài viết

Vì các thuật toán của Google sẽ phát hiện và phạt bạn. Hãy để từ khóa của bạn xuất hiện thật tự nhiên trong tiêu đề bài viết, đầu đoạn văn, trong thẻ meta, url.

Tần suất đăng bài có ảnh hướng đến SEO? 

Bạn càng ra nhiều bài viết chất lượng thì lượng truy cập website càng tăng vì Google đánh giá website đang hoạt động tốt và cung cấp nhiều thông tin giá trị cho cộng đồng. Mẹo nhỏ, bạn có thể cập nhật các bài viết cũ, mở rộng nội dung để khiến các bài viết cũ chất lượng hơn và lọt vào mắt xanh của Google.

HTML

HTML có 3 thành phần chính liên quan đến SEO

  • Title tags ( thẻ tiêu đề )
  • Meta description ( thẻ mô tả)
  • Subheader ( đề mục phụ )
seo offpage là gì
biết code là một lợi thế rất lớn trong SEO

Title tags 

Title tags ( thẻ tiêu đề) chính là phần nội dung hiển thị khi trên Tab trình duyệt của bạn

Sử dụng tiêu đề như thế nào để tốt cho SEO ?

Hãy đảm bảo rằng từ khóa bạn cần SEO sẽ xuất hiện trong tiêu đề bài viết ( đây là điều bắt buộc). Nếu bạn sử dụng website wordpress thì mặc định tiêu đề bài viết là thẻ H1 – đây là thẻ quan trọng nhất của bài viết và chỉ đặt làm tiêu đề, không nên đưa vào trong nội dung.

Meta description (Thẻ mô tả) 

Thẻ mô tả chính là phần nội dung phụ nằm bên dưới tiêu đề bài viết với mục đích làm rõ nội dung của tiêu đề và thu hút người đọc hơn.

the mo ta - Khái niệm SEO On Page và SEO Off Page (phần 1)
Thẻ mô tả làm rõ nội dung của tiêu đề

Bạn có thể chèn từ khóa cần SEO vào thẻ mô tả này để tốt cho SEO hơn ( mặc dù Google không đánh giá cao thẻ mô tả). Nếu bạn không thêm nội dung cho thẻ mô tả thì mặc định sẽ lấy đoạn nội dung ở đầu bài viết.

Lưu ý : bạn cần vì nội dung của thẻ mô tả chỉ khoảng 160 ký tự nên bạn cần khéo léo cung cấp thông tin sao cho ngắn gọn và đầy đủ nhất.

Xem thêm vai trò thẻ meta description trong SEO

Đề mục phụ

Đây là các thẻ h1,h2,h3, h4, h5, h6 trong bài viết

Các thẻ này có tầm quan trọng giảm dần từ 1 đến 6. Trong bài viết của bạn ít nhất nên có các thẻ h2, h3 (chứa từ khóa càng tốt)

Cấu trúc 

Đây là phần cuối cùng của On-page SEO. Một website có cấu trúc tốt sẽ làm tăng trải nghiệm người dùng, tăng thời gian truy cập website, giảm tỷ lệ thoát trang,…Các yêu cầu trong cấu trúc website đó là

cấu trúc seo
cấu trúc site càng rõ ràng càng có lợi thế trong SEO

Lập chỉ mục (sitemap) 

Lập sitemap để làm tấm bản đồ cho bọ Google di chuyển bên trong website của bạn, bản đồ càng đơn giản, thông thoáng và liên kết với nhau sẽ khiến chú bọ này thích thú và sẽ kể tốt website của bạn cho mẹ của nó ( Google )

Duplicated Content ( Nội dung trùng lắp)

Google đặc biệt không thích các website thường xuyên copy bài của trang khác vì nó không cung cấp giá trị mới cho người đọc. Tuy nhiên với một chút kỹ năng thì bạn vẫn có thể biến bài của người khác thành bài viết của mình bằng copywritting hay bổ sung các nội dung còn thiếu v.v…

Mobile friendly (thân thiện với thiết bị di động)

Xu hướng thương mại di động đang ngày một nở rộ, hiện tại người dùng có thói quen lướt web, xem thông tin bằng thiết bị cầm tay của mình. Do đó nếu website của bạn không có chế độ dành cho di động sẽ khiến giảm trải nghiệm người dùng, khách hàng sẽ thoát khỏi web của bạn nhanh chóng !

Các website wordpress hiện tại đã có hỗ trợ giao diện cho thiết bị di động, bạn có thể lựa chọn vô vàng giao diện đẹp với phí bỏ ra chỉ vài triệu đồng.

Tốc độ tải trang

Vấn đề này liên quan sâu về code một chút, nếu bạn là dân IT thì sẽ dễ dàng hơn còn nếu là newbie thì đừng lo vì đã có rất nhiều video hướng dẫn cách cài thiện tiêu chí này.

Vấn đề cần giải quyết đó là do web của bạn load ra quá nhiều hiệu ứng hay các thành phần thừa khiến nội dung tải lâu hơn, khách hàng sẽ mất kiên nhẫn mà bỏ đi nơi khác.

Ngoải ra còn một yếu tố đó là do hosting chứa web của bạn không ổn, đường truyền mạng chậm, cáp quang bị đứt ,…

Con số tuyệt vời cho việc load trang web là 4 giây !

Bảo mật HTTPS và SSL

Đây là giao thức dùng để mã hóa dữ liệu gửi đi, tránh kẻ xấu bắt được gói tin có thể chứa dòng lệnh quan trọng hay thông tin cá nhân của bạn.

Khi mua hosting thông thường bạn đã được cung cấp chứng chỉ SSL này chỉ cần bật lên là được. Đây là cách để tăng độ uy tín của website cũng như làm KH an tâm hơn khi giao dịch.

SEO hình ảnh

Tên của ảnh và thẻ mô tả ảnh cũng rất quan trọng khi SEO, nó sẽ xuất hiện khi bạn tìm kiếm bằng Google hình ảnh.

seo anh - Khái niệm SEO On Page và SEO Off Page (phần 1)
Tên ảnh và thẻ alt cũng rất quan trọng

Xem thêm dịch vụ SEO tổng thể trọn gói

Trên đây là khái nhiêm SEO On-page và các thành phần của nó. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ nói về SEO Off-page, bạn nhớ đón đọc để có một cái nhìn đầy đủ nhất về khái niệm SEO On-page và SEO Off-page nhé!

0/5 (0 Reviews)