Nội Dung
Landing page (hay còn được gọi là trang đích) là một trong những thành tố vô cùng quan trọng trong bất kỳ chiến dịch marketing nào. Doanh nghiệp nào đẩy được số lượng trang đích từ 10 lên 15 có thể tăng thêm tới 55% số lượng lead trong cả tháng.
Tuy nhiên, tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi trên landing page cũng là một trong những công việc khó nhất đối với các nhà quản trị marketing. Bình quân, tỷ lệ chuyển đổi từ người dùng thăm trang đơn thuần trở thành khách hàng của doanh nghiệp chỉ nằm đâu đó trong khoảng từ 1 – 3%.
Làm thế nào để con số này vượt qua kỳ vọng của doanh nghiệp bạn? Câu trả lời sẽ nằm những mẹo nhỏ mà Uplevo xin chia sẻ tới bạn trong phần tiếp theo của bài viết.
1. Thấu hiểu mục tiêu chiến dịch
Bạn nghĩ rằng mình đã nắm trong lòng bàn tay mục tiêu của chiến dịch marketing? Có thể bạn đã lầm, bởi việc thiếu tập trung vào một mục tiêu cụ thể là một trong những vấn đề thường gặp nhất của các doanh nghiệp khi bàn đến tỷ lệ chuyển đổi.
Kết quả là nhiều doanh nghiệp trở nên bối rối khi tỷ lệ chuyển đổi ở trang đích thấp hơn so với kỳ vọng.
Chính vì vậy, giải pháp dành cho bạn là: Chỉ nên tập trung vào một mục tiêu duy nhất khi triển khai landing page. Bạn muốn khách hàng mua hàng? Đó nên là mục tiêu tối thượng khi bạn xây dựng trang đích.
Các vấn đề khác như: Thu thập thông tin khách hàng tiềm năng, cung cấp tài liệu hữu ích cho khách,… nên sử dụng cho những trang đích khác.
Trang đích của nền tảng Velaro Live Chat có thể là minh chứng sinh động nhất dành cho bạn. Mục tiêu duy nhất của landing page này chỉ đơn giản là: Khuyến khích người truy cập download phần mềm và tạo ra những vị khách hàng tiềm năng mới cho doanh nghiệp.
2. Viết tiêu đề thật ngắn gọn và xúc tích
Trên thực tế, mỗi trang đích chỉ có vỏn vẹn khoảng vài giây để thu hút sự chú ý của người đọc.
Rõ ràng, một tiêu đề trang đích thật nổi bật, không rối rắm và đi thẳng vào vấn đề sẽ ngay lập tức khiến người đọc cảm thấy hứng thú và dành thêm thời gian để tìm hiểu về bạn.
3. Xây dựng nội dung thuyết phục
Sẽ chẳng ai quan tâm tới trang đích của bạn nếu nội dung trong đó khiến họ hoài nghi và cảm thấy thiếu thuyết phục.
Chính vì thế, việc chuẩn bị nội dung nhằm giải đáp tất cả những thắc mắc mà người dùng có thể đặt ra là một điều cần thiết để khiến landing page của doanh nghiệp bạn trở nên đáng tin cậy hơn.
Việc đặt mục FAQ (những câu hỏi thường gặp) trong trang đích là một lựa chọn thông minh để giải quyết vấn đề này.
4. Sử dụng hình ảnh phù hợp
Nội dung quan trọng đấy, nhưng hình ảnh lại đóng vai trò quyết định để biến chuyển suy nghĩ của người đọc trở thành hành động thực sự. Bạn cần đảm bảo: Những hình ảnh minh họa trong trang đích phải có mối tương quan nhất định với nội dung mà bạn muốn truyền tải trong đó.
Hãy nhìn ví dụ dưới đây từ Codecademy. Nó đơn giản, trực quan và vô cùng nổi bật.
5. Tận dụng nút CTA để kêu gọi hành động
CTA (Nút kêu gọi hành động) có thể coi là yếu tố quan trọng nhất trong một landing page. Rõ ràng, nó chỉ là một nút bấm, nhưng nó quyết định tới việc: Người dùng có muốn thực hiện hành động nào sau khi đọc nội dung trên trang đích hay không.
Dưới đây là một vài lưu ý nếu bạn muốn tối ưu hóa hiệu quả của một nút bấm trên landing page:
Màu sắc: Hãy đảm bảo màu sắc của nút bấm nó độ tương phản nhất định với màu nền trang đích. Thông thường, xanh lá cây, xanh nước biển và cam là màu sắc phù hợp để lựa chọn cho nút bấm.
Kích cỡ: Đảm bảo kích cỡ của nút bấm không quá nhỏ hoặc không quá lớn với nội dung bên trong trang đích. Muốn biết kích thước nào là phù hợp, chỉ có việc thử nghiệm trực tiếp mới giúp bạn tìm câu trả lời đúng nhất.
Thông điệp: Thông điệp trong nút bấm vừa phải thể hiện tính khẩn thiết nhất định, vừa phải ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu. Ví dụ: “Mua ngay” hoặc “Xem giá tốt” sẽ hiệu quả hơn CTA kiểu “Click vào đây”.
6. Nhấn mạnh những lợi ích mà người dùng có thể nhận được
Hãy giúp khách hàng biết những lợi ích mà họ có thể nhận được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn, cụ thể hơn: Những lợi ích mà họ chỉ có thể nhận được khi sử dụng sản phẩm của công ty bạn mà không thể tìm thấy ở đâu khác.
Một ví dụ bạn có thể nhận thấy là landing page của Uber.
Bạn là tài xế lái xe nhưng bạn nghĩ rằng mình bị bó hẹp bởi những quy tắc cứng nhắc của các doanh nghiệp taxi? Thu nhập của bạn thấp vì phải chiết khấu quá nhiều tiền cho người chủ doanh nghiệp? Hay bạn lo lắng công việc của mình sẽ phải gắn bó với 4 bức tường chán ngắt ở văn phòng? Thế thì bạn phải chọn làm việc ở Uber, nơi mọi ước mơ của bạn sẽ trở thành hiện thực!
7. Để ý tới thời gian load trang
Một điều quan trọng: Bạn phải khống chế thời gian load của trang đích nếu không muốn để những vị khách hàng thiếu kiên nhẫn bỏ đi nơi khác.
Để giảm tối đa thời gian load trang, bạn có thể tham khảo công cụ Google PageSpeed Insights do chính Google phát triển và vận hành. Đặc biệt, những lời khuyên từ PageSpeed còn giúp website của bạn cải thiện thứ hạng trong danh sách tìm kiếm của Google Search.
8. Quan tâm tới form điền thông tin
Nếu bạn muốn thu thập các dữ liệu liên quan tới khách hàng tiềm năng, biểu mẫu điền thông tin chính là điều bạn cần. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải để tâm tới một vài vấn đề sau để tối đa hóa hiệu quả khi đặt các form mẫu trên landing page:
Với đối tượng khách hàng là người tiêu dùng, hộ gia đình, việc thu thập địa chỉ email của họ là đủ, không nên khai thác thêm thông tin.
Bạn nên sử dụng form điền thông tin nhiều trang, thay vì nhồi nhét tất cả các thông tin vào 1 trang hỏi. Điều này có thể tạo cho khách hàng sự tin tưởng nhất định, từ đó, họ sẽ cung cấp chính xác các thông tin cần thiết đến bạn.
Bạn lưu ý vị trí đặt biểu mẫu trên landing page. Điều này có thể tác động tới khả năng khách hàng có sẵn lòng dành chút thời gian để trả lời các câu hỏi mà bạn mong muốn hay không.
Bills.com, một hệ thống quản trị tài chính, đã có một cách làm thông minh để thu thập thông tin từ khách hàng của mình. Bills sử dụng bảng mẫu có nhiều trang để từ từ lấy lòng tin của người điền form, từ đó, thu thập được chính xác những dữ liệu mà họ cần.
9. Sử dụng A/B testing
Sử dụng các bài test là một điều cần phải làm để chứng thực sự hiệu quả trong chiến lược digital marketing của doanh nghiệp bạn. A/B testing chính là phép thử đơn giản và hiệu quả nhất để bạn xác định phiên bản trang đích phù hợp cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần phải lựa chọn tool phù hợp để triển khai A/B testing. Ngoài ra, việc lựa chọn biến để thử nghiệm cũng là yếu tố quan trọng không kém để xác định phiên bản có thể thúc đẩy conversion rate. Một số công cụ bạn có thể tham khảo để thực hiện bài test A/B có thể là: Google Optimize, CrazyEggs, Optimizely,…
Tối ưu hóa trang đích không phải là công việc đơn giản. Thành thực mà nói, chẳng có công thức tối ưu nào có khiến áp dụng cho tất cả các trường hợp. Nhưng với 9 bước mà Uplevo giới thiệu trên đây, tỷ lệ chuyển đổi trên landing page của doanh nghiệp bạn sẽ được cải thiện lên trông thấy.
Xem thêm: