Nội Dung
Lễ cưới là một trong những nghi thức vô cùng quan trọng của người Việt Nam. Hiểu hơn về cội nguồn của lễ cưới sẽ giúp các đôi uyên ương trân trọng những giá trị truyền thống của đám cưới Việt. Đồng thời qua đó biết cách làm tinh gọn những việc, lễ vật cần chuẩn bị cho đám cưới. Điều này sẽ giúp các cặp đôi kiểm soát được chi phí trong ngày cưới của mình. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho đám cưới thì chắc chắn câu hỏi được quan tâm nhất đó là “Sính lễ cưới gồm những gì?”. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu tất tần tật những thứ cần chuẩn bị sính lễ đám cưới nhé!
Lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ được coi là phần quan trọng nhất của một lễ cưới truyền thống. Ngày nay, lễ dạm ngõ được biết đến với tên gọi là lễ giáp lời, là buổi gặp trực tiếp giữa hai bên gia đình. Trong nghi thức cưới này, nhà trai sẽ đến nhà gái để đặt nghi thức cho đôi nam nữ đi lại tự do cũng như có thời gian tìm hiểu nhau một cách kỹ lưỡng. Người con gái được coi là có nơi có chốn sau lễ dạm ngõ này.
Sính lễ cưới trong Lễ ăn hỏi
Ở phương Đông gọi là lễ ăn hỏi còn phương Tây gọi là lễ đính hôn. Đây là nghi lễ chính thức về sự kết giao của hai bên nhà gái, nhà trai. Nghi lễ ăn hỏi đánh dấu một bước tiến quan trọng trong giai đoạn của cặp uyên ương, người con gái được coi là chính thức là vợ chưa cưới của chàng trai. Ngày xưa, lễ ăn hỏi thường được tổ chức trước ngày cưới của cô dâu chú rể từ 1 đến 3 tháng. Ngày nay, lễ ăn hỏi thường được tổ chức trước ngày cưới của các đôi uyên ương trước 1 tuần hoặc trước 1 ngày. Có khi, nhiều cặp đôi tổ chức ăn hỏi buổi sáng, buổi chiều tổ chức đám cưới.
Nhà trai cần phải chuẩn bị lễ vật để đến vợ. Sính lễ cưới gồm những gì? Tùy mỗi vùng miền lại có sính lễ khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ có những lễ vật trong lễ hỏi vợ mà nhà trai cần chuẩn bị như sau:
Mâm trầu cau
’’Dăm miếng trầu cay,một buồng cau trắng mà đôi chúng ta nên vợ thành chồng’’. Nói đến sính lễ cưới thì chắc chắn không thể thiếu trầu cau,dây trầu quấn chặt lấy thân cau cũng giống như tình nghĩa vợ chồng keo sơn gắn bó,thủy chung. Trầu xanh,cau trắng hòa quyện với nhau khi ăn sẽ tạo ra màu đỏ thắm,vị cay nồng tượng trưng cho sự hạnh phúc,mặn nồng ,sắc son một lòng.
Mâm trà – khai rượu – đèn cầy
Mâm trà và rượu cũng là lễ vật không thể thiếu trong ngày cưới,trà và rượu sẽ được dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên thay cho lòng thành kính và biết ơn đối với những người đã tạo ra họ và cũng như lời mời ông bà về chứng giám cho con cháu trong ngày trọng đại,mong đám cưới được diễn ra suông sẻ.Và đèn cầy được thắp lên để bắt đầu nghi thức hành lễ trước ông bà cha mẹ.
Mâm bánh
Mâm bánh được chuẩn bị thường là bánh phu thê,tùy theo quan niệm mỗi gia đình,có thể là bánh pía hoặc bánh kem…..tất cả đều thể hiện cho sự mong muốn là đôi vợ chồng trẻ sẽ luôn ngọt ngào,dịu dàng như hương vị của bánh.
Mâm xôi
Hạt nếp dẻo thơm hòa quyện với màu đỏ tươi của quả gấc theo quan niệm sẽ mang lại cuộc sống ấm no và đầy đủ,đồng thời cũng thể hiện sự ấm áp trong tình cảm vợ chồng nên xôi gấc luôn được lựa chọn trong việc chuẩn bị làm sính lễ ngày cư
Mâm trái cây
Mâm trái cây trong ngày cưới thường được chuẩn bị chu đáo,các loại quả thường là táo,lê,nho,cam….tất cả đều được chọn lựa kĩ từ những trái tươi ngon nhất để dâng lên ông bà như trà và rượu.Đồng thời cũng thể hiện cho sự chân thành mà đôi trẻ dành cho nhau.
Nghi thức trong lễ cưới
Lễ xin dâu
Trước giờ đón dâu, thường là mẹ chú rể cùng với một số người thân trong gia đình để đem một số sính lễ cưới: cơi trầu, chai rượu để đến nhà gái báo trước giờ đoàn nhà trai đến đón dâu. Đây cũng là thời gian để nhà gái yên tâm và hoàn tất công việc chuẩn bị đón tiếp nhà trai.
Lễ rước dâu
Đoàn rước dâu đến nhà gái: người đi đầu là đại diện nhà trai (người sẽ phát biểu xin dâu), tiếp đến sẽ là bố chú rể. Sau cùng là chú rể và bạn bè. Đoàn rước dâu không cần nhiều người để đảm bảo mọi việc rước dâu diễn ra gọn nhẹ và thoải mái.
Nhà trai đến nhà gái sẽ được mời trà. Sau một tuần trà, người đại diện nhà trai phát biểu chính thức được xin rước cô dâu về nhà chồng. Được các cụ hoặc đại diện bên nhà gái cho phép, cô dâu, chú rể đến trước bàn thờ tổ tiên thắp nén hương và ra chào bố mẹ. Nhà gái sau đó lên xe hoa đưa dâu về nhà trai dự tiệc cưới.
Lễ rước dâu chính thức được hoàn tất sau khi nhà trai “đón dâu” về ra mắt ông bà tổ tiên. Lễ ra mắt này chính là nghi thức thắp hương lên bàn thờ tổ tiên của cặp đôi uyên ương. Nghi thức này có ý nghĩa lớn là cô dâu ra mắt ông bà tổ tiên nhà chồng, còn chú rể ra mắt cô dâu, xin phép các cụ chấp thuận cho tình cảm của hai người. Sau cùng, nhà trai mời nhà gái và tất cả quan khách cùng dự tiệc cưới.
Trên đây là những nghi lễ, nghi thức cũng như sính lễ cưới cần thiết. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các cặp đôi uyên ương trong việc lên kế hoạch lễ cưới của mình!