Nội Dung
Định vị thương hiệu đặt ra mục tiêu là tạo cho thương hiệu hình ảnh riêng so với các thương hiệu khác. Dù ở hình thức nào, thương hiệu cũng phải có nét riêng tách biệt, giúp khách hàng phân biệt với những sản phẩm cùng loại. Việc định vị nên được hình thành ngay trong quá trình thiết kế nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu.
Định vị thương hiệu là gì?
Theo như định nghĩa của P.Kotler thì “định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng”. Cũng định nghĩa đó, theo Marc Filser “định vị thương hiệu là nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng. Hay cụ thể hơn, là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình”. Nói tóm lại, giống như con người cần một vị thế trong xã hội để được tôn trọng và khẳng định bản thân thì thương hiệu cũng cần được định vị để khẳng định sản phẩm của thương hiệu cũng như khẳng định sức ảnh hưởng của công ty với thương hiệu.
Xu hướng xây dựng thương hiệu Việt Nam
Ở Việt Nam, ta dễ dành nhận ra những tên tuổi quen thuộc. Thế nhưng, không phải “cái tên” nào cũng đi theo chiến lược định vị.
Nguyên nhân chính là hầu hết doanh nghiệp chưa tìm ra tiêu chí tạo hình ảnh nổi bật. Bên cạnh là quy luật ” tâm lý đám đông ” . Tức là xu hướng xây dựng thương hiệu và tiến hành quảng cáo giống nhau. Chưa biết tận dụng ảnh hưởng của các đối thủ khác để phục vụ mục tiêu bán hàng. Chiến thuật đó có thể thành công về mặt doanh số ở giai đoạn đầu nhưng về lâu dài sẽ không có lợi cho hình ảnh thương hiệu.
Những chiến lược định vị bạn có thể áp dụng
Dựa vào chất lượng
Trong ngành xe hơi, hầu hết các hãng xe đều sử dụng tiêu thức này. Điều đó giữ cho các thương hiệu sản phẩm được định vị an toàn vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh. Hoặc nói cách khác là tạo trong tâm thức người tiêu dùng rằng nhãn hiệu của mình vượt trội.
Dựa vào giá trị
Dù đã có thời điểm khi những sản phẩm được cho là có giá trị “tốt” đều được đánh đồng với giá rẻ. Quan niệm này ngày nay đã thay đổi. Ngày càng có nhiều thương hiệu có giá trị ra đời
Vietjet Air đã định vị thương hiệu theo cách này. Hãng hàng không vừa đưa ra mức giá rẻ nhưng vẫn duy trì được một hình ảnh thương hiệu mạnh.
Dựa vào tính năng
Sử dụng những tính năng sản phẩm, dịch vụ để tạo sự khác biệt cho thương hiệu được rất nhiều marketer vận dụng.
Lợi thế của phương pháp này là thông điệp đưa ra rất cụ thể, rõ ràng, dễ lấy được sự tin tưởng của khách hàng. Tuy nhiên, chiến lược định vị dựa vào tính năng sẽ dễ dàng mất tác dụng nếu đối thủ tung ra những sản phẩm có chức năng mới và ưu việt hơn.
Dựa vào mối quan hệ
Doanh nghiệp tạo ra thông điệp định vị có sự cộng hưởng với người tiêu dùng.
Ví dụ: Thương hiệu máy tính Apple.Khi bị mất dần thị phần, Apple kêu gọi người sử dụng giải phóng chính họ khỏi chiếc máy tính và hãy “Suy nghĩ khác”. Họ định vị dựa vào khách hàng chứ không phải sản phẩm của họ.
Dựa vào vấn đề & giải pháp
Doanh nghiệp cho khách hàng thấy những vấn đề sẽ được giải quyết khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ.
Ví dụ như bột giặt sẽ làm việc giặt giũ của bạn trở nên dễ dàng hơn. Và đây cũng là cách được các hãng bột giặt Việt Nam thường dùng.
Dựa vào đối thủ
Chiến lược này giúp định vị dựa trên những yếu tố được so sánh giữa nó với đối thủ. Chúng ta có thể dễ dàng thấy “Milo” và “Ovaltine” đã sử dụng biện pháp này.
Nguồn: Wikimarketing