Cách tạo nội dung EverGreen – Nội dung không bao giờ lỗi thời

Tomorrow Marketers – – Evergreen content là loại nội dung không lỗi thời mà sẽ “trường tồn” cùng thời gian. Nó xoay quanh một chủ đề luôn được độc giả quan tâm , bất kể các biến động, xu hướng có thay đổi thế nào. Cái tên “evergreen” bắt nguồn từ cây thường xanh – loài cây quanh năm lá đều xanh. Nếu bạn xem xét kỹ hơn về định nghĩa này, bạn sẽ nhận thấy rằng nó bao gồm hai điều khác nhau: Nội dung (content) và chủ đề (topic).

Sau đây sẽ là bài viết hướng dẫn cách tạo nội dung EverGreen dễ dàng hơn và giúp các bạn có thể triển khai ngay lập tức.

1. Một số ví dụ về Evergreen Content

a) Đây là những chủ đề luôn có được sự quan tâm và lượng tìm kiếm đều đặn. Ví dụ:

“Làm thế nào để giảm cân” . Dù là năm 2021 hay 100 năm nữa, mọi người sẽ luôn luôn muốn tìm hiểu cách giảm cân.

“Tỷ số bóng đá”. Bóng đá diễn ra mọi lúc mọi nơi, và fan của môn thể thao nào thì luôn quan tâm tới kết quả của những trận đấu mới nhất.

b) Ví dụ của các chủ đề không phải evergreen content

“Bầu cử tổng thống Mỹ” – điều này bốn năm mới xảy ra một lần

“Địa điểm bán bánh trung thu” – Tương tự như trên, trung thu là dịp chỉ diễn ra một lần trong năm

“Olympics” . Nếu tính cả thế vận hội mùa hè và mùa đông, thì sự kiện này cũng hai năm mới xảy ra một lần.

“Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long” – Đây là sự kiện chỉ xảy ra duy nhất 1 lần

c) Đây là những nội dung về các chủ đề evergreen. Ví dụ:

  • 10 cách giảm cân mà không phải nhịn ăn. Bản chất của việc giảm cân sẽ gần như không bao giờ thay đổi. Về cơ bản, bạn chỉ cần làm sao đốt nhiều calo hơn lượng bạn tiêu thụ. à bạn sẽ giảm được cân. Đó là lý do vì sao dạng nội dung này được coi là evergreen. Một bài viết về nội dung này có thể không được cập nhật kể từ 2007 nhưng vẫn không bị coi là lỗi thời.
  • Tỷ số bóng đá. Bạn đang mong đợi một ví dụ về nội dung evergreen trong chủ đề “tỷ số bóng đá” phải không? Đây chính là lúc sự khác biệt giữa chủ đề evergreen và nội dung evergreen trở nên rõ ràng, bởi vì…

Không có nội dung evergreen nào về chủ đề này cả. Nếu bạn viết về trận đấu hôm nay, vài ngày sau thôi đã không ai quan tâm đến bài viết của bạn nữa. Chủ đề “tỷ số bóng đá” vẫn luôn thu hút. Nhưng nội dung cụ thể về chủ đề này thì không phải vậy.

Xem thêm: Lý do khiến Facebook mất tương tác và cách khắc phục

2. Vì sao evergreen content lại quan trọng?

Những loại nội dung duy trì lượng traffic tự nhiên trong dài hạn sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Giảm thiểu khối lượng công việc. Bạn không phải thay đổi hoặc cập nhật nội dung thường xuyên. Do đó, sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.
  • Có được lưu lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) thường xuyên. Công việc của Google là cung cấp câu trả lời cho các thắc mắc của mọi người. Nếu nội dung đã lỗi thời, nội dung đó sẽ không được xếp hạng. Tạo nội dung evergreen là cách tốt nhất để bạn thu hút organic traffic vào bài đăng của mình tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác.

3. Làm thế nào để tạo ra các evergreen content

Tạo ra evergreen content hay bất kể dạng nội dung nào khác, mục tiêu cuối cùng vẫn là tăng trưởng traffic và tạo ra chuyển đổi tích cực cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, là chuyên nghiệp, bạn phải thật sự xây dựng chiến lược nội dung giá trị bằng tư duy bài bản chứ hoàn toàn không phải chỉ làm content theo bản năng như nhiều người khác.

Có như vậy, nội dung bạn sáng tạo ra mới tạo ra những giá trị bền vững cho doanh nghiệp, chứ không phải chỉ hiệu quả ở một thời điểm nhất định. Và bây giờ, trước khi đi vào tìm hiểu kỹ hơn cách để “nhào nặn” ra evergreen content, chúng ta cùng thả lỏng và khám phá cách thức làm Content Marketing “chuẩn” trong video ngắn dưới đây nhé.

Còn bây giờ, TM sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình hai bước để tạo ra những nội dung “evergreen” nhé.

Bước 1: Tìm các chủ đề evergreen

Để tìm các chủ đề evergreen, bạn cần tránh xa các chủ đề “hot trend” thịnh hành. Hãy tập trung vào những chủ đề có tiềm năng truy cập, tìm kiếm đều đặn. Đó lý là lý do bạn cần làm nghiên cứu từ khóa (keyword research). Và đây là cách bạn thực hiện việc này:

a) Tìm từ khóa với số lượng tìm kiếm

Hãy suy nghĩ về một vài chủ đề bạn muốn viết trên blog của mình. Sau đó, bạn nhập những chủ đề đó vào

Cách tạo nội dung EverGreen
Cách tạo nội dung EverGreen

Bạn hãy nhìn vào số lượng tìm kiếm – con số này đã đủ tiềm năng chưa? Nếu không đủ, có thể mọi người đang tìm kiếm chủ đề này theo một cách nào đó. Để kiểm tra xem có đúng như vậy không, hãy xem mục “Parent topic” (chủ đề mẹ). Parent Topic xác định xem bạn có thể xếp hạng cho từ khóa mục tiêu của mình không nếu nhắm tới một chủ đề chung chung hơn.

Bạn cũng có thể tham khảo các trang top đầu. Chúng có nhận được nhiều lượng truy cập không? Nếu có, đây có thể là một chủ đề evergreen.

b) Tìm hiểu về xu hướng tích cực theo thời gian

Từ khóa bạn chọn có thể sở hữu một lượng tìm kiếm khá cao. Nhưng bạn sẽ muốn đảm bảo rằng chủ đề đó thực sự là evergreen. Có nghĩa là chủ đề này không nên:

  • Có xu hướng giảm dần
  • Mang tính thời vụ/theo mùa

Với các công cụ như Google Trends, bạn có thể xem một chủ đề đang tăng hay giảm theo thời gian. Ví dụ, rõ ràng, các từ khóa như “quà tặng giáng sinh” ” sẽ có tính chất theo mùa, tức là chỉ dịp Giáng sinh mọi người mới có nhu cầu tìm kiếm cao mà thôi.

Cách tạo nội dung EverGreen
Cách tạo nội dung EverGreen

Trường hợp này, từ khóa “website templates” có lượng tìm kiếm cao, nhưng đó lại là một chủ đề đang giảm dần mức độ phổ biến theo thời gian:

Cách tạo nội dung EverGreen
Cách tạo nội dung EverGreen

c) Kiểm tra ý định tìm kiếm (search intent) nhất quán

Ý định tìm kiếm (search intent) là mục tiêu của người dùng khi nhập truy vấn (một từ hoặc cụm từ nào đó) vào Google.

Nếu ý định tìm kiếm cho một từ khóa không rõ ràng hoặc có khả năng thay đổi, thì thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs) sẽ có nhiều biến động. Trong trường hợp này, dù bài đăng của bạn mang tính cập nhật, Google có thể không coi nó là điều mọi người muốn xem và do đó thứ hạng của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Trước khi bạn tạo bất kỳ nội dung nào, hãy kiểm tra biểu đồ lịch sử xếp hạng trong Keywords Explorer. . Nếu ý định tìm kiếm không rõ ràng, các trang kết quả tìm kiếm sẽ chứng kiến biến động lớn trên đồ thị.

Chúng ta cùng lấy từ khóa “football” (bóng đá) làm ví dụ.

Bạn hãy so sánh nó với “buyers journey” (hành trình của người mua hàng)

Cách tạo nội dung EverGreen
Cách tạo nội dung EverGreen

Bạn hãy so sánh nó với “buyers journey” (hành trình của người mua hàng)

Cách tạo nội dung EverGreen
Cách tạo nội dung EverGreen

Các đường cầu vồng đầy màu sắc của từ khóa “football” cho thấy rằng có sự biến động cao ở góc độ ý định tìm kiếm của người dùng.

Nếu chủ đề bạn đang hướng đến có vị trí trên các trang kết quả tìm kiếm tương tự như vậy, đây có lẽ không phải là một chủ đề tiềm năng.

Bước 2: Tạo nội dung evergreen

Đây không phải là việc thuê một người viết nghiệp dư để xuất bản một bài báo 500 từ và thế là xong.

Duy trì trạng thái evergreen trong mắt các công cụ tìm kiếm như Google có nghĩa là bạn cần tạo ra kết quả tốt nhất cho hôm nay, ngày mai và cả nhiều tháng tới nữa.

Làm thế nào để thực hiện điều này?

a)   Tạo ra nội dung 10X

Nhiệm vụ của Google là cung cấp kết quả tốt nhất cho người tìm kiếm. Để có kết quả tốt nhất, bạn sẽ cần nội dung chất lượng cao (xét cho cùng, nội dung chất lượng thấp rất dễ bị đánh bại trong danh sách các website khác trong trang kết quả tìm kiếm).

Không chỉ vậy, nội dung của bạn phải tốt hơn mọi nội dung khác trong cùng chủ đề đó. Trong thế giới Marketing, chúng ta  thường gọi đây là “nội dung 10X”

Nếu nội dung của bạn giống với nội dung của những người khác (1X), thì ai đó sẽ đến và cạnh tranh với bạn khá dễ dàng. Nếu nó tốt hơn một chút so với những gì hiện có (2X) thì tốt hơn nhiều — có thể nó sẽ kéo dài vài tuần, vài tháng hoặc vài năm, tùy thuộc vào vận may của bạn và mức độ cạnh tranh của từ khóa đó.

Nhưng nếu bạn tạo ra nội dung hay nhất về chủ đề nào đó (10X), cơ hội duy trì thứ hạng trong tương lai của bạn sẽ cao hơn rất nhiều vì khó ai có thể vượt qua được tiêu chuẩn của bạn.

Bây giờ, làm thế nào để bạn tạo ra những nội dung 10X?

Câu hỏi này chắc phải cần một bài viết riêng cho nó. Tuy nhiên, bạn có thể hình dung bao quát về những nội dung 10X  qua những đặc điểm sau đây:

  • Chất lượng: Thiết kế website của bạn có tốt không? Nội dung có dễ đọc không? Nội dung đó có thú vị, giả trí hay hữu ích không? Nó có giúp người đọc giải quyết được vấn đề của họ không?
  • Độc đáo: Tại sao độc giả lại chọn nội dung của bạn thay vì những website khác?
  • Uy tín: Bạn có phải chuyên gia trong lĩnh vực/chủ đề bạn đang nói tới không?

Hãy lưu ý tới ba yếu tố này khi bạn sáng tạo những nội dung 10X của chính mình.

b) Tránh những khía cạnh nội dung (angles) có vòng đời ngắn

Một số content marketer thích tham khảo văn hóa đại chúng trong các bài viết của họ. Bạn thấy điều này xảy ra với các chương trình truyền hình nổi tiếng như Game of Thrones. Bạn hãy nhìn vào ví dụ bài viết: “5 điều Game of Thrones có thể dạy bạn về content marketing”. Trong trường hợp này, content marketing là một chủ đề evergreen, nhưng nội dung này thì không. Một khi độ nóng của Game of Thrones giảm xuống, bài viết này sẽ đi vào quên lãng. Đó là một trong những lý do tại sao bài viết này không thể xếp hạng lâu hơn.

Lý do chính mà các marketer làm điều này là do cuốn theo trào lưu “newsjacking” (nghệ thuật bắt trend). Theo David Meerman Scott, newsjacking là sự kết hợp của nghệ thuật và khoa học nhằm đưa ý tưởng của bạn vào một câu chuyện tin tức nóng hổi, ​​để ý tưởng của bạn được chú ý.

Mặc dù việc này có thể dẫn đến sự gia tăng đột biến lượng truy cập trong ngắn hạn, nó sẽ không góp phần tạo ra lượng truy cập bền vững trong dài hạn, vì nội dung này không phải là evergreen.

Để ngăn chặn vấn đề này, hãy tránh các khía cạnh (angle) nội dung “hot” nhất thời, thay vào đó, hãy tập trung vào những giá trị không đổi theo thời gian.

Lưu ý: Cách làm này không áp dụng cho mọi loại nội dung. Nếu mục tiêu của bạn là tạo ra một nội dung viral hoặc bắt nhịp và phân tích những tin tức quan trọng, bạn vẫn có thể tạo ra những nội dung bắt trend như vậy. Hãy tập trung vào mục tiêu chính của bạn.

c) Tránh sử dụng các từ ngữ thể hiện vòng đời ngắn

Nếu có thể, bạn hãy tránh những từ ngữ thế này trong nội dung của bạn:

  • Hồi đầu năm nay
  • Tháng trước
  • Hôm qua
  • Năm 202X

Những cụm từ thế này chỉ có nhiệm vụ mô tả thông về mặt thời gian cho nội dung của bạn.

Tuy nhiên, nhiều website cũng dùng các từ chỉ ngày tháng như thế này một cách có chủ đích. Ví dụ như bài viết dưới đây của Ahrefs. Ahrefs đặt tiêu đề như vậy vì mọi người thường nhập các cụm từ chứa năm khi tìm kiếm chủ đề SEO. Bằng việc thêm năm vào tiêu đề, bạn sẽ tăng tính liên quan của bài viết. Và nó có thể đem lại nhiều lưu lượng tìm kiếm và xếp hạng cao hơn.

Điều này đôi khi là hợp lý, nó hướng mọi người đến thông tin mới, mang tính cập nhật. Thế nhưng, hãy đảm bảo bạn hiểu rõ vì sao mình làm điều này và làm nó một cách có chủ đích.

Xem thêm: Tạo ấn tượng mạnh với video quảng cáo chất lượng hàng đầu

4. Làm thế nào để duy trì trạng thái “evergreen” của nội dung?

Các bước ở trên, nếu được áp dụng hiệu quả, sẽ đủ để giữ cho nội dung của bạn evergreen trong nhiều tháng, nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ (ít nhất là đối với hầu hết các chủ đề evergreen).

Thế nhưng với những chủ đề “biến động nhanh”, điều này là không đủ.

Chúng ta hãy quay lại ví dụ về “tỷ số bóng đá”. Bạn làm gì với bài viết này không quan trọng. Bạn có thể viết một bài báo dài 20.000 từ về tỷ số bóng đá. Và rồi bạn thêm hàng tá đường link liên kết vào đó. Thê nhưng, bài viết của bạn vẫn sẽ lỗi thời ngay khi trận đấu tiếp theo kết thúc.

Đây là một ví dụ về chủ đề evergreen chuyển động nhanh (fast-moving evergreen). Điều đó có nghĩa là có sự quan tâm đều đặn đến chủ đề. Nhưng bất kỳ nội dung nào về chủ đề này cũng sẽ trở nên cũ rất nhanh. Vậy, làm cách nào để bạn theo dõi và duy trì trạng thái evergreen của nội dung, đặc biệt là đối với những chủ đề chuyển động nhanh này?

a) Theo dõi thứ hạng (ranking) của bạn

Thứ hạng là một yếu tố đại diện cho mức độ liên quan (relevance).

Nếu Google giảm thứ hạng của bạn dần dần theo thời gian, thì đó là một dấu hiệu cho thấy rằng mặc dù chủ đề của bạn có thể evergreen nhưng nội dung thì không. Để theo dõi điều này, bạn có thể sử dụng Rank Tracker (hoặc bất kỳ công cụ theo dõi xếp hạng nào khác).

Bạn nên làm điều này cho mọi chủ đề chứ không chỉ những chủ đề “chuyển động nhanh”. Điều này giúp bạn nhận ra khi nào trạng thái evergreen của nội dung bị mất đi. Hiện tượng này sẽ xảy ra vào một thời điểm nào đó. Bởi vì chẳng có chủ đề nào là mãi mãi trường tồn, không thay đổi cả. Những chủ đề như “cách rán trứng” có vẻ sẽ tồn tại mãi. Nhưng ai mà đoán trước được tương lai chứ. Có thể chúng ta sẽ dùng tia laser để rán trứng vào năm 2194 không biết chừng.

b) Làm mới nội dung của bạn

Khi trạng thái evergreen của nội dung mất đi, bạn sẽ cần kiểm tra lại nội dung của mình và tìm hiểu tại sao nó không còn được ưa chuộng theo đánh giá của Google nữa.

Thông thường, đó là bởi vì một phần của nội dung đã trở nên lỗi thời, ví dụ như:

  • Các số liệu thống kê
  • Các quy trình
  • Ảnh chụp màn hình
  • Các link liên kết
  • Thông tin về tháng, năm trong tiêu đề

Bạn cũng nên xem các trang đã tạo bước nhảy vọt so với nội dung của bạn trong trang kết quả tìm kiếm. Mục tiêu của Google là cung cấp các kết quả tốt nhất, phù hợp nhất cho việc tìm kiếm. Các trang hiện được xếp hạng cao hơn bạn có thể cung cấp thông tin còn thiếu trong bài đăng của bạn.

Vì vậy, hãy tự hỏi bản thân: Họ có gì mà bạn không có? Sau đó hãy cân nhắc đưa những chủ đề hoặc ý tưởng đó vào bài đăng của bạn.

Chỉ cần một vài sự điều chỉnh và cập nhật nhỏ, bạn cũng có thể tạo nên tác động lớn cho bài viết. Đây chính là cách bạn giữ các nội dung evergreen của mình luôn “tươi mới”.

c)  Xây dựng các đường link liên kết

Các đường link là yếu tố rất quan trọng cho việc xếp hạng. Vì những trang với ít đường link sẽ có nguy cơ tụt hạng cao hơn. Dù bạn có cố gắng để cập nhật hoặc làm mới trang của bạn nhưng nếu trang của bạn chỉ có 5 backlink, sẽ không khó để ai đó “vượt mặt” bạn trên danh sách kết quả tìm kiếm. Và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng và lượng truy cập của bạn.

Tạm kết

Evergreen content có thể giữ nguyên giá trị của nó trong dài hạn. Nó giúp duy trì lượng traffic cho website. Doanh nghiệp không cần đổ dồn quá nhiều công sức để liên tục tạo ra nội dung mới. Hiểu khách hàng, biết khách hàng muốn tìm kiếm thông tin gì chính là yếu tố chính giúp bạn tạo ra những nội dung ‘trường tồn’. Vậy phương pháp nghiên cứu để nắm được insight khách hàng mục tiêu là gì? Những ‘pain point’ nào đối tượng gặp phải mà nhãn hàng có thể giải quyết? Làm sao phối hợp hài hoà giữa giải pháp doanh nghiệp và vấn đề của khách hàng?

Tất cả những điều này sẽ được giải đáp qua khóa học Content Marketing của Tomorrow Marketers! Tham gia khoá học để củng cố tư duy, từ nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược đến đánh giá và theo dõi hiệu quả content marketing.

Xem thêm: 16 ý tưởng thiết kế bao bì đẹp nhất 2023 điểm nhấn sáng tạo

5/5 (1 Review)