Chụp chân dung chuyên nghiệp

Dù bạn chụp ảnh chân dung cho bạn bè hay gia đình, và dù bạn chụp trong một studio sạch sẽ hay ngoài trời như công viên, những lời khuyên hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn trở thành một nhiếp ảnh gia chụp ảnh chân dung chuyên nghiệp hơn để từ đó bạn sẽ có những bức ảnh đẹp nhất và chất lượng nhất

Vậy chụp hình chân dung chuyên nghiệp là gì?

Hình chân dung chính là một bức ảnh đặc tả được khuôn mặt, biểu cảm hoặc chỉ là một góc, phần nào đó trên cơ thể hay một hành động nào đó của một người hoặc vài người. Ảnh chân dung luôn thể hiện đúng diện mạo thần sắc và hình dáng của mẫu, như vậy, trong ảnh chân dung cũng cho người xem hiểu rõ một phần nào đó người trong ảnh là ai, ở đâu, làm gì…

Chân dung nghệ thuật được các nhiếp ảnh gia “vẽ” bằng ánh sáng, góc máy, kỹ thuật tay nghề cao trên những cỡ ảnh như viễn cảnh, toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh tùy vào mục đích và sự lựa chọn của mỗi người cầm máy. Chụp ảnh chân dung nghệ thuật sẽ yêu cầu nhiếp ảnh gia phải có một con mắt nghệ thuật thật tinh tế và sống động kèm theo những kỹ năng nhiếp ảnh thành thạo.

Bạn muốn có một bộ hình chân dung brochureảnh làm profile hay hình chụp lưu giữ kỷ niệm… thì sẽ có những lựa chọn thích hợp cho bạn với những thể loại khác nhau trong chụp ảnh chân dung như chụp bán thân, nghiêng 3/4… Trong từng trường hợp, concept và mục đích sẽ quyết định đến sự lựa chọn kiểu ảnh của bạn nhưng có vài điều lưu ý cho những ai có dự định chụp hình chân dung nghệ thuật.

1. KHI NÀO NÊN BÙ SÁNG

Hệ thống đo lường đóng vai trò rất quan trọng. Nó tính toán lượng ánh sáng đi vào ống kính để điều chỉnh độ phơi sáng sao cho phù hợp. Hệ thống này dù rất thông minh, nhưng không có nghĩa nó không thể bị đánh lừa. Vấn đề ở chỗ, hệ thống này hoạt động bằng việc tính trung bình lượng ánh sáng trên toàn khung hình hay chỉ ở một khu vực, tùy thuộc chế độ bạn cài đặt, vậy nên chỉ số này chỉ mang tính tương đối. Dù vậy, chỉ số này lại thường đúng, nhưng một hệ thống đo lường vẫn có thể gặp khó khăn khi khung hình chứa những vùng quá sáng hoặc quá tối.

Khi chụp chân dung, màu da sáng có thể dễ dàng đánh lừa máy ảnh làm giảm độ sáng bức hình. Bạn sẽ nhận thấy điều này rõ hơn ở những bức ảnh chụp trực diện hay trên hình có nhiều màu trắng, ví dụ điển hình là cô dâu trong tiệc cưới.

Khi máy ảnh đã xác định được chỉ số cân bằng cho khung hình thì nó lại thường để người mẫu quá tối. Hiện tượng này có thể nhanh chóng được sửa chữa nhờ điều chỉnh độ bù sáng trên máy ảnh. Đầu tiên, hãy thử tăng độ bù sáng 1 giá trị (+1 stop) để giúp khuôn mặt mọi người sáng hơn. Xem lại ảnh chụp và nếu bạn vẫn cảm thấy ảnh chủ đủ sáng, hãy điều chỉnh tiếp.

Chỉnh chỉ số bù sáng lên +2.3 sẽ giúp khuôn mặt được chiếu sáng một cách hoàn hảo, tuy nhiên vài chi tiết phía sau lại bị hỏng. Như vậy cũng không sao vì chúng ta không thể đòi hỏi mọi thứ quá hoàn hảo.

Hắt sáng

2. KHẨU ĐỘ

Khi chụp chân dung, khẩu độ tốt nhất là khoảng f/2.8 – f/5.6 để chụp một độ sâu trường nông, như vậy phần nền sẽ trở nên mờ hơn trong khi đối tượng được chụp nổi bật lên.

Chụp ảnh với chế độ Ưu tiên màn trập để kiểm soát độ sâu trường, chiếc DSLR của bạn cũng sẽ giúp cài đặt tốc độ chụp sao cho độ phơi sáng được phù hợp.

Nếu khuôn mặt người mẫu hơi nghiêng so với máy ảnh, khẩu độ rộng sẽ làm mờ một bên mắt. Bức ảnh có thể trở nên kì quặc, vậy nên bạn cần cân nhắc chắn bớt sáng xuống f/5.6 để hai mắt trông được sắc.

Những loại ống lens chuyên chụp chân dung thường có khẩu độ tối đa rộng hơn (f/1.4 – f/2.8) để làm nền mờ hơn.

Các ống lens nhanh là lí tưởng cho chụp ảnh chân dung. Hai bức ảnh chụp với f/2.8 (trái) và f/5.6 (phải) dường như không có mấy khác biệt, nhưng khẩu độ rộng hơn làm mờ chi tiết phía sau một cách hiệu quả hơn.

3. CÀI ĐẶT TỐC ĐỘ MÀN TRẬP

Khi cài đặt tốc độ màn trập, bạn cần cân nhắc tiêu cự ống kính nếu không muốn máy ảnh bị rung và ảnh bị mờ.

Một nguyên tắc chung là luôn đảm bảo tốc độ chụp cao hơn tiêu cự. Ví dụ, ở tiêu cự 200mm, tốc độ chụp nên là 1/250 hoặc nhanh hơn. Điều này cũng có nghĩa là bạn có thể tránh tốc độ chụp chậm hơn khi sử dụng một ống lens có góc rộng, như 1/20 giây với tiêu cự 18mm.

Nguyên tắc trên sẽ khó áp dụng được khi đối tượng chụp di chuyển nên hãy nhớ sử dụng hệ thống chống rung của máy ảnh. Trong khi nhiều chế độ máy ảnh được trang bị sẵn cùng bộ cảm biến. số khác lại được trang bị ở ống lens giúp bạn có thể thấy được hiệu ứng ngay trên ống ngắm.

Mặc dù không phải mọi ống lens đều được trang bị công nghệ này, hãy dùng nó nếu máy ảnh của bạn có. Bạn sẽ có thể cầm máy chụp với tốc độ thấp hơn bình thường mà ảnh vẫn sắc nét.

4. TĂNG ISO

Mọi người thường di chuyển nhiều khi chụp ảnh, chưa nhắc đến chuyện nháy mắt hay liên tục thay đổi biểu cảm khuôn mặt, và không gì tệ hơn một bức ảnh chụp ai đó đang nháy mắt giữa chừng thay vì cười.

Để tránh những rắc rối này và những chuyển động nhờ trên ảnh, bạn sẽ cần cài đặt tốc độ màn trập nhanh. Tốc độ màn trập chậm cũng sẽ giúp đảm bảo ảnh chụp sắc nét và tránh máy ảnh rung vì thường bạn sẽ cầm máy để chụp chân dung.

Khi cài đặt chế độ Ưu tiên khẩu độ và duy trì một khẩu độ rộng, để tăng tốc độ màn trập, bạn chỉ cần tăng chỉ số ISO (100 – 400)

Trong điều kiện ánh sáng kém, bạn có thể phải tăng ISO lên tới 1600, 3200, hoặc thậm chí là 6400. Một bức ảnh với chút hạt vẫn tốt hơn một bức ảnh bị nhòe.

5. LỰA CHỌN ỐNG LENS

Ống lens mà bạn lựa chọn có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng ảnh. Với những bức hình chụp chân dung có tác động trực quan, một ống lens góc rộng là không thể thiếu. Chụp ảnh từ góc thấp sẽ giúp đối tượng cao hơn so với thực tế. Đây là một phương pháp hữu ích để đánh lừa thị giác người xem. Tuy nhiên, nếu chụp quá gần sẽ khiến hình ảnh bị méo mó và không đẹp mắt chút nào. Để bức hình chụp với góc rộng hấp dẫn hơn, đơn giản hãy thử nghiêng máy ảnh sang một góc khác.

Khi sử dụng ống lens chụp xa như loại 85mm-105mm, mẫu chụp vẫn là đối tượng chính của khung cảnh, nhưng phông nền cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Bạn luôn cần chú ý tới những gì đang diễn ra ở phía sau.

Một ống lens chụp xa như loại 70-200mm, f/2.8 là một trong những dụng cụ tốt nhất để tạo nên những bức ảnh chân dung lộng lẫy. Bạn có thể zoom gần và lấy nét nhiều chi tiết trên khuôn mặt, sau đó loại bỏ những chi tiết gây sao nhãng ở trước và sau.

Chụp chân dung chuyên nghiệp

Vậy lưu ý nào cho bạn khi chụp ảnh chân dung chuyên nghiệp?

Đầu tiên, đó chính là, bạn cần phải có những biểu cảm thần thái khuôn mặt hoàn hảo, bởi đây chính là linh hồn của kiểu ảnh chân phương thông thường không có quá nhiều bối cảnh. Nếu chụp hình bán thân mà chưa đủ để khắc họa chân dung của bạn thì nhiếp ảnh buộc phải chụp cả người, thậm chí phải lấy cả bối cảnh xung quanh để làm nổi bật chân dung theo một cách nghệ thuật nhất…

Thứ hai, bạn cần lựa chọn một nhiếp ảnh gia thật chuyên nghiệp và có đủ khả năng linh hoạt ứng biến để có thể ghi lại những sắc thái trên gương mặt bạn một cách hoàn hảo nhất. Việc đầu tư một ekip chuyên nghiệp sẽ mang lại cho bạn những tấm ảnh chân dung nghệ thuật nhất.

Bài viết chân mong rằng đã cung cấp cho các bạn dịch vụ chụp ảnh chân dung chuyên nghiệp hiệu quả cũng như những

0/5 (0 Reviews)