Nội Dung
Có thể bạn không biết rằng, làm được một thiết kế card visit, mẫu card visit đẹp và chuyên nghiệp, có thể đáp ứng được vô số những lợi ích bất ngờ như: quảng cáo, nhận diện thương hiệu, khuyến khích hành động, và tất nhiên, thông tin liên lạc chi tiết.
Nếu được thiết kế đúng, card visit có thể để lại những ấn tượng tốt cho người xem, khiến họ nhớ về bạn và thương hiệu của bạn khi chỉ mới nhìn thấy lần đầu tiên.
Ở trong hướng dẫn này, bạn sẽ tìm hiểu chính xác mọi thứ cần thiết để có thể thiết kế được card visit phù hợp với nhu cầu mà bản thân mong muốn.
Nhưng trước khi nói chi tiết cụ thế về 8 bước thiết kế card visit, cùng tìm hiểu xem bạn cần phải chuẩn bị những gì.
Điều tiên quyết trước khi thiết kế card visit
Cho dù bạn là một freelancer, designer, founder của một startup, hoặc một vị trí nào đó trong doanh nghiệp lớn, có 2 yếu tố trong thiết kế mà bạn cần có trước khi bắt tay vào với card visit:
1. Logo của bạn
2. Màu sắc thương hiệu của bạn
Logo và màu sắc là 2 yếu tố hình ảnh quan trọng nhất cho mọi thương hiệu, nó chắc chắn cũng đóng một vai trò cần thiết trong việc thiết kế card visit đẹp, đồng thời giúp bạn xây dựng hệ thống bố cục, layout và đặc tính một cách dễ dàng hơn.
Cách thiết kế card visit chuyên nghiệp trong 8 bước
Sau khi bạn đã có logo, màu sắc phù hợp với thương hiệu, một vài ý tưởng thiết kế đã hình thành trong đầu, bạn đã sẵn sàng thiết kế. Chỉ cần làm theo 8 bước dưới đây, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy hài lòng với sản phẩm của mình.
1. Chọn hình dạng card visit
Nếu như bạn đã quyết định lựa chọn hình dạng chữ nhật truyền thống cho thiết kế card visit của mình, bạn không cần phải đọc phần này nữa, có thể chuyển ngay sang bước thứ 2. Nếu bạn muốn thử tạo ra chút gì đó sáng tạo và khác biệt, cùng tìm hiểu xem các hình dạng đó là gì.
Kỹ thuật in ấn ngày nay đã tiến bộ hơn rất nhiều, đi kèm với đó là chi phí vô cùng hợp lý, các designer giờ đây có nhiều cơ hội để khám phá các hình dạng thay thế cho card visit truyền thống hơn.
Các hình dạng đặc biệt sẽ giúp mẫu card visit của bạn trông lạ hơn, vui hơn, giúp bạn tạo thêm những ấn tượng ban đầu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, các hình dạng đó không nên quá cồng kềnh, phức tạp đến nỗi không thể dễ dàng cho vào ví của người nhận.
Dưới đây là một số ví dụ về các hình dạng đặc biệt của card visit:
2. Chọn lựa kích thước Card visit
Các kích thước card visit thường gặp như thế nào? Quyết định tiếp theo bạn cần phải đưa ra là về kích thước name card của bản thiết kế. Nó sẽ phụ thuộc vào những tiêu chuẩn của từng quốc gia, ví dụ như:
1. Kích thước card visit tiêu chuẩn của Bắc Mỹ: 3.5 × 2 in. (88.9 × 50.8 mm)
2. Kích thước card visit tiêu chuẩn của Châu Âu: 3.346 × 2.165 in. (85 × 55 mm)
3. Kích thước card visit tiêu chuẩn của Châu Úc: 3.54 × 2.165 in. (90 × 55 mm)
Cho dù là kích thước name card như thế nào, bạn luôn luôn phải cân nhắc các yếu tố dưới đây khi thiết kế
1. Bleed area: Vùng vượt ra ngoài mép của thiết kế.
2. Trim line: Đường cắt mép của card visit
3. Safety margin: Vùng an toàn. Đừng để những element như text hay logo rơi ra khỏi vùng này.
Hãy tham khảo tư vấn về kích thước card visit từ đơn vị in trước nhé.
3. Thêm logo và các yếu tố đồ họa khác
Bước tiếp theo, bạn cần sắp xếp các hình ảnh lên thiết kế card visit của mình, và thứ không thể thiếu đó chính là logo của bạn. Bạn nên nhớ rằng một card visit thông thường sẽ có hai mặt, một mặt dành cho việc đặt riêng logo, một mặt để các thông tin các nhân của mình. Tuy nhiên, nếu bạn tìm được vị trí đặt logo ở cả 2 mặt, nó cũng sẽ là một điều rất tuyệt vời.
Hãy thử các góc đặt logo khác nhau trên thiết kế card visit của mình, một vị trí lạ lùng đôi khi lại mang tới sự hiệu quả không ngờ tới.
Mặc dù phong cách tối giản là một lựa chọn phổ biến khi thiết kế card visit, nhưng nếu các khoảng trống này không phù hợp với đặc tính của thương hiệu, bạn có thể thêm các yếu tồ đồ họa lên. Chắc chắn rồi, màu sắc cũng là một yếu tố quan trọng mà bạn cần để ý.
Đôi khi không nhất thiết nó phải là màu sắc chủ đạo của thương hiệu, nhưng chắc chắn bạn cần phải đảm bảo rằng khi đặt card visit đó chung với hệ thống nhận diện thương hiệu, trông nó vẫn có sự hài hòa.
4. Thêm các đoạn text cần thiết
Những thông tin trên card visit sẽ phụ thuộc vào tính chất công việc của bạn. Một freelancer làm việc tại nhà đôi khi không cần thiết phải đưa địa chỉ của mình lên. Vậy nên bước tiếp theo bạn cần xác định rõ mình sẽ đưa gì lên thiết kế card visit của mình. Dưới đây là những lựa chọn phổ biến thường gặp:
1. Tên của bạn
2. Tên công ty
3. Vị trí
4. Số điện thoại
5. Email
6. Website
7. Social media
8. Địa chỉ
9. Slogan
Hãy gói gọn những thông tin cần thiết nhất một cách rõ ràng vào trong kích thước của tấm card visit
5. Lựa chọn font chữ
Sau khi biết mình cần đưa thông tin gì lên card visit, giờ bạn cần phải nắm được những thông tin đó sẽ hiển thị như thế nào. Lựa chọn font chữ cũng là một công việc khá quan trọng, khi bạn chỉ có một số khoảng trống nhất định để thể hiện mà thôi
Cỡ chữ. Để đảm bảo khả năng đọc, cỡ chữ tối thiểu mà bạn sử dụng chỉ là 8 pts. Tuy nhiên, nếu bạn muốn làm nổi bật phần thông tin quan trọng nhất như tên của bạn, tên công ty, bạn hoàn toàn có thể thay đổi các cỡ chữ khác nhau.
Hãy đảm bảo về khoảng trống trong thiết kế, bởi cỡ chữ đã nhỏ, mà bạn muốn nhồi nhét quá nhiều thông tin, sẽ khiến người đọc cảm thấy khó chịu.
Font chữ. Hãy đảm bảo rằng bạn chọn font chữ đại diện cho những đặc tính thương hiệu của bạn. Dưới đây là một số ví dụ để bạn tham khảo.
6. Cân nhắc các lựa chọn in ấn
Việc tiếp theo bạn cần để ý tới để có được một mẫu Card visit đẹp, đó chính là đơn vị in, và các dịch vụ in ấn họ cung cấp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các chất liệu giấy in khác nhau, Bạn cần cân nhắc thật kỹ và tham khảo trực tiếp về giá cả với đơn vị in nữa nhé.
Một số loại giấy in hay gặp: giấy couche, giấy ford, giấy Bristol, giấy Crystol, và nhiều loại giấy mỹ thuật khác.
7. Lựa chọn người thiết kế
Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm những designer chuyên nghiệp giúp bạn thiết kế card visit của mình một cách ưng ý nhất. Á Châu Media hiện tại cũng đang cung cấp gói dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu toàn diện, trong đó bao gồm cả card visit. Bạn có thể tham khảo về các sản phẩm mà Á Châu Media đã từng thực hiện tại đường link trong ảnh dưới đây nhé
8. Hoàn thành thiết kế card visit
Sau khi đã hoàn thành thiết kế card visit của mình, bạn cũng nên dành thời gian ngồi đánh giá lại mọi thứ để đảm bảo rằng chúng sẽ hoạt động một cách hiệu quả, hoặc có bất cứ lỗi gì trong thông tin hoặc màu sắc hay không.
Đầu tiên, đánh giá về mặt hình ảnh: Mắt bạn di chuyển thế nào trên card visit. Điều gì làm bạn chú ý đầu tiên? Cuối cùng?
Một visual flow tốt sẽ bắt đầu từ logo, sau đó tới tên rồi các thông tin khác,.. Đừng quên nhắc designer của mình gửi bạn file gốc định dạng vector. Để sau này lỡ có thay đổi về kích cỡ hoặc các chi tiết nhỏ, sẽ không phải làm lại từ đầu.
Thiết kế card visit không chỉ đơn giản là nơi để thông tin liên lạc của bạn – nó đồng thời còn là đại diện cho hình ảnh của bạn và thương hiệu nữa. Đừng để card visit của mình chỉ là thứ người ta xem một lần duy nhất rồi vứt đi.
Á Châu Media mong rằng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích dành cho các bạn. Nếu có bất kỳ nhu cầu nào về thiết kế in ấn chỉ cần để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ tới hotline trực tiếp.
Xem thêm: Phiên dịch từ ngữ chuẩn và chuyên nghiệp nhất Viết Nam
Chúng tôi hứa sẽ đáp ứng mọi như cầu và mang tới trải nghiệm tốt nhất cho sản phẩm hay thương hiệu cá nhân của Quý khách.