Nội Dung
Kể chuyện sai cách sẽ khiến bạn mất đi phân nửa khách hàng trong khi nếu làm đúng sẽ tăng được tập khách hàng tiềm năng. Vì vậy, hiểu được nguyên tắc cơ bản của hình thức storytelling là vô cùng quan trọng để kết hợp với chiến lược Marketing hiệu quả. Hãy đảm bảo rằng câu chuyện về thương hiệu của bạn phải dễ hiểu và đủ “ vang” để thu hút được sự chú ý của người dùng nhé. Trong bài viết này, Á Châu Media sẽ chia sẻ với bạn những kỹ thuật Storytelling lôi cuốn nhất.
Kể câu chuyện thương hiệu thông qua nhiều hình thức
Viết để dọc và viết để nghe là hai hình thức khác nhau. Khi bạn viết câu chuyện thương hiệu cho đinh dạng âm thanh, hãy lưu ý đến yếu tố về âm lượng, tông giọng, giao tiếp ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt và cử chỉ của tay.
Trong trường hợp viết câu chuyện thương hiệu dưới dạng văn bản, hãy cân nhắc đến chính tả, giọng văn, cách hành văn, mức độ đọc hiểu và nhịp điệu.
Cá nhân hóa cách kể chuyện
Hãy làm nổi bật lên những thách thức mà bạn đối mặt để thương hiệu của bạn đạt được mục tiêu. Cách mà bạn nỗ lực giải quyết những vấn đề trong thương hiệu của bạn sẽ tạo nên chất riêng cho câu chuyện đó.
Những rào cản cụ thể
Ở mỗi câu chuyện đều có những tình tiết cao trào, chi tiết mang tính xung đột và người đọc bị cuốn hút vào tình tiết như vậy của câu chuyện. Tập trung vào những rào cản mà thương hiệu của bạn gặp phải để từ đó phát triển Lợi điểm bán hàng độc nhất (USP) và đưa ra giải pháp tốt hơn.
Câu chuyện đồng nhất từ đầu, giữa đến cuối
Sức cuốn hút của câu chuyện phải được duy trì từ đầu cho đến khi kết thúc. Mở đầu câu chuyện nên nắm bắt được sự chú ý của khách hàng. Khúc giữa câu chuyện sẽ đóng vai trò kéo dài sự thích thú của khách hàng bằng những giá trị mang tính giáo dục. Kết thúc câu chuyện, kêu gọi mọi người hành đông.
Kể câu chuyện của bạn một cách tự nhiên
Một câu chuyện nghe có vẻ giả bộ sẽ dễ dàng khiến thương hiệu của bạn mất điểm trong mắt khách hàng. Kể câu chuyện tự nhiên nhất có thể sẽ tạo nên sức cuốn hút mạnh mẽ.
Viết những ngôn từ tự nhiên không có nghĩa là người viết phải mài dũa những cách nói thô quen thuộc trong đời sống hàng ngày chỉ đơn giản là kể câu chuyện theo cách chân thực nhất với thương hiệu và khách hàng của bạn.
Tức là thấu hiểu khách hàng của bạn là ai, sử dụng ngôn ngữ của họ để nói chuyện với họ; đồng thời, thấu hiểu thương hiệu của bạn: tầm nhìn, nhiệm vụ, sứ mệnh, giá trị cốt lõi.
Lưu ý chi tiết về đấu tranh liên tục của nhân vật
Một câu chuyện nói về những gì xảy ra với nhân vật chính chưa hoàn toàn là đủ thú vị. Những câu chuyện cho thấy nhân vật luôn liên tục đấu tranh sẽ khiến người theo dõi luôn phấn khích và hứng thú.
Kiểm soát nhịp điệu của câu chuyện
Nếu bạn kể câu chuyện về thương hiệu của bạn với tốc độ quá chậm, người theo dõi sẽ dễ mất đi sự hứng thú. Tuy nhiên, nếu bạn đi quá nhanh, họ sẽ không thể hiểu được câu chuyện.
Vì vậy, hãy kiểm soát nhịp điệu của câu chuyện để người theo dõi có thể hiểu nó và đưa ra quyết định có cân nhắc về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Điều khiển nhịp điệu khi kể chuyện sẽ tăng hiệu quả cho chiến thuật Marketing của bạn.
Kiểu mẫu truyện cổ điển
Nếu bạn đang phân vân nên bắt đầu từ đâu, hãy thử theo mô hình truyện cổ điển. Mô típ phổ biến của kiểu truyện này là hành trình của người anh hùng, chiến thắng của bản thân, khám phá bản thân và cuộc hành trình bắt đầu.
Thêm yếu tố trực quan vào câu chuyện của bạn
Không thể phủ nhận được rằng hình ảnh khiến câu chuyện của bạn trở nên lôi cuốn và khó quên hơn. Những hình thức trực quan mà bạn có thế sử dụng trong khi kể chuyện thương hiệu phụ thuộc vào định dạng mà bạn sẽ kể câu chuyện đó. Hình ảnh, biểu đồ, videos, infographics và cả những cử chỉ sẽ góp phần làm cho câu chuyện trở nên hấp.
Trên đây là những chia sẻ của Á Châu Media về kỹ thuật storytelling lôi cuốn và những yếu tố tạo nên storytelling hay. Mong rằng bà viết này sẽ có ích đối với bạn. Nếu bạn tìm kiếm những công cụ Marketing hay muốn có giải pháp marketing phù hợp nhất với doanh nghiệp mình thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Vì chúng tôi luôn sẵn sàng trợ giúp và tư vấn chính xác nhất cho bạn.