Nội Dung
Thẻ Meta Description không còn quá xa lạ với dân content nói riêng và SEO nói chung nhưng vai trò của chúng đối với SEO thì không phải ai cũng nhận định đúng. Bài viết này sẽ làm rõ vai trò thẻ meta description trong SEO và tầm quan trọng của nó.
Vai trò thẻ meta description trong SEO là gì?
Một thẻ meta tốt sẽ mang đến cho bạn 3 lợi ích sau:
- Thu hút người dùng truy cập vào website, tăng CTR (tỉ lệ click chuột) trên cả Google lẫn trang mạng xã hội (Facebook, Twitter, …)
- Giúp công cụ tìm kiếm hiểu khái quát về nội dung trang để xếp hạng tốt hơn.
- Tối ưu trải nghiệm người dùng, giúp họ nhanh chóng nắm được nội dung mà mình sắp truy cập.
Không tạo ra được thẻ meta chất lượng cũng đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí đi 1 cơ hội marketing ngàn vàng. Lúc này doanh nghiệp bạn có thể phải đối mặt với 2 trường hợp:
Trường hợp 1 – Bỏ quên thẻ meta description
Vẫn có rất nhiều người dùng chưa biết hoặc chưa hiểu rõ tầm quan trọng của thẻ meta nên thường bỏ qua chúng.
Và Google sẽ chỉ hiển thị thẻ meta description hoặc thẻ meta tag trong phần kết quả tìm kiếm. Nếu bạn không viết, Google sẽ lấy nội dung bất kỳ trong bài viết để chèn vào. Và đôi khi nó tạo ra một thẻ meta vô nghĩa như ví dụ dưới đây:
Thật sự là chẳng ai thích thú với những thẻ meta description vô nghĩa này đâu. Song, bất ngờ là ngay cả những doanh nghiệp hàng đầu đôi khi cũng mắc phải sai lầm tương tự. Như Coca – Cola ở ví dụ trên chẳng hạn.
Xem thêm: Mẹo viết thẻ meta description
Trường hợp 2 – Viết meta description hời hợt
Thẻ mô tả được viết ra một cách hời hợt dễ gây ra các kết quả tìm kiếm thiếu chính xác. Bàn về độ dài đoạn mô tả, có rất nhiều thông tin như sau:
- Năm 2015, Google yêu cầu 1 thẻ meta description chỉ nên bao gồm 150-160 ký tự. Nếu viết dài hơn thì thẻ meta sẽ tự động bị rút ngắn.
- Cuối tháng 11/ 2017, các công cụ của RankRanger đã tăng độ dài thẻ meta lên tới 230 ký tự.
- Đầu năm 2018, có một số bài blog lại đưa tin về việc Google quyết định thay đổi độ dài thẻ meta từ 160 lên 320, thậm chí là 375 ký tự.
Tuy nhiên thông tin này còn mơ hồ lắm.
Khi search các từ khóa “độ dài meta description” hay “meta description“, … bạn sẽ tìm được rất nhiều thông tin khác nhau về số lượng kí tự của thẻ meta.
Cả 2 đoạn mô tả đều bị Google cắt bớt nhưng có số lượng kí tự khác nhau. Vì vậy, một số chuyên gia trong ngành khuyên bạn phải thật cẩn thận. Đừng ngay lập tức đổ xô theo phong trào để thêm vào hay xóa đi thẻ meta của mình.
Lưu ý về độ dài thẻ Meta description
Bạn phải cân nhắc 3 điểm quan trọng sau.
- Google chưa công khai xác nhận bất kì điều gì về độ dài thẻ meta description.
- Google hiển thị số lượng kí tự trong thẻ meta theo đúng quy định của hầu hết các tìm kiếm.
- Ngay cả khi có nhiều kí tự hơn, nội dung bổ sung vào thẻ meta dường như được lấy từ trang web, chứ không phải từ bất kỳ thẻ meta mà bạn chèn vào.
Nhìn chung Google vẫn đang cố gắng kiểm tra xem liệu thẻ meta dài hơn có hỗ trợ được gì đối với quá trình tìm kiếm của người dùng hay không. Vẫn chưa có gì là chắc chắn. Thế nên cho đến khi bạn nhận được thông báo chính thức, hãy cứ làm theo những nguyên tắc trước giờ thôi.
Thẻ meta description vẫn nên có ít hơn 130 ký tự. Tốt nhất là khoảng 120 ký tự để phù hợp với cả 2 nền tảng desktop và mobile. Và bạn chẳng phải tốn công điều chỉnh cho giao diện mobile lần nữa.
Hầu hết các platforms của phương tiện truyền thông xã hội chỉ sử dụng thẻ meta khi website đó xuất hiện trên trang của họ.
Trên đây là chia sẻ của Á Châu Media về vai trò thẻ meta description trong SEO. Khi hiểu rõ được vai trò và tầm quan trọng của thẻ meta và luôn theo dõi những cập nhật của Google về những quy tắc độ dài, bạn sẽ có một bài viết tối ưu tốt.