Web Navigation là gì? Phân loại và lợi ích của Web Navigation

Để thiết kế website chuẩn SEO, thân thiện và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng thì không thể không nhắc đến thuật ngữ Web Navigation. Đồng thời, Web Navigation sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận và doanh thu. Vậy Web Navigation là gì? Hãy cùng Á Châu tìm hiểu tất tần tật về Web Navigation qua bài viết này nhé!

1. Web Navigation là gì?

Web Navigation là điều hướng trang web, được xây dựng nhằm mục đích chuyển hướng người dùng đến một web chính, trang đích. Hiểu đơn giản, đây chính là quá trình liên kết các trang nội bộ lại với nhau. Để người dùng dễ dàng tìm thấy trang họ cần, Web Navigation thường được sử dụng menu chứa các Internal Link của website.

Web này còn được sử dụng để SEO những từ khóa nhất định, giúp điều hướng người đọc thông qua từ khóa và đường link để đến với một danh mục khác, trang web khác. Nếu website của bạn có khả năng chuyển hướng tốt thì sẽ ảnh hưởng đến độ thân thiện của trang web đối với người dùng.

Web Navigation
Web Navigation là gì?

2. Vì sao Web Navigation quan trọng đối với website?

Web Navigation giúp cấu trúc và tổ chức trang web hoạt động chuyên nghiệp hơn.Những vấn đề liên quan đến nội dung thông tin, kiến thức thì sẽ có chiều sâu và phân tách khoa học hơn. Đồng thời, người dùng có thể tìm hiểu về các danh mục, liên kết dễ dàng hơn.

Nổi bật hơn là tốc độ tải trang mạnh mẽ giúp khách hàng tìm kiếm nhanh và thu về kết quả như mong muốn. Trang web mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng thì họ sẽ ở lại lâu và quay trở lại nhiều lần giúp tăng khả năng tỉ lệ chuyển đổi. Web Navigation hoạt động tốt với SEO, công cụ tìm kiếm và thu thập dữ liệu.

Web Navigation
Vì sao Web Navigation quan trọng đối với website

3. Phân loại các Web Navigation

– Global Navigation: Là web điều hướng toàn cục được sử dụng phổ biến với thanh menu và các kết nối được thiết kế giống hệt nhau trên tất cả các trang. Dù người dùng cuộn trang hay đi đến các trang con thì Menu Global Navigation sẽ hoạt động ở hầu hết các trang.
– Hierarchical Navigation: Đây là điều hướng phân cấp, tức là menu sẽ thay đổi tùy vào ngữ cảnh của từng trang và tùy theo mục đích sử dụng. Loại chuyển hướng này thường áp dụng cho các báo online, web về content, SEO từ khóa.
– Local Navigation: Là điều hướng cục bộ với các link được bắt khéo léo vào bài viết, thường dùng để phục vụ SEO và link liên kết nội bộ. Loại điều hướng này giúp người đọc dễ dàng tìm hiểu sâu hơn vào vấn đề mà họ đang thực sự quan tâm.

4. Nguyên tắc xây dựng Web Navigation

Lập kế hoạch cho Page Structure và Web Navigation

Trước khi xây dựng content cho trang web, bạn hãy lên kế hoạch cho Page Structure và Web Navigation, bởi yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến tạo sơ đồ trang web, cấu trúc của trang và mức độ hài lòng của khách hàng khi truy cập vào website. Bạn có thể dùng cách thủ công hoặc dùng trình tạo cấu trúc trang và Navigation Web, chẳng hạn như Gloo Maps, Octopus, Visual Sitemaps, Creately,.

Thực hiện theo tiêu chuẩn Web Navigation 

Web Navigation chú trọng khả năng sử dụng, không chú trọng là tính sáng tạo. Chính vì vậy, vị trí đặt menu, dấu hiệu mở rộng menu là điều cơ bản cần thực hiện theo đúng với tiêu chuẩn Web Navigation. Điển hình như dấu ba chấm, chữ V hoặc ba sọc ngang là những dấu hiệu của thanh menu mà bạn nên chọn.

Ngôn ngữ dễ hiểu

Bạn không nên sử dụng những từ ngữ quá chuyên ngành, tối nghĩa, đa nghĩa và cao siêu vì khách hàng sẽ khó tiếp cận. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng những ngôn ngữ phổ thông dễ hiểu và thân thiện với người dùng. Văn bản càng rõ ràng, ngắn gọn càng tạo những trải nghiệm tốt cho người dùng. Ngôn ngữ dễ hiểu không chỉ giữ chân khách hàng ở trang web lâu hơn mà còn giúp ích cho quá trình SEO của bạn.

Sử dụng Responsive Menu

Sử dụng Responsive Menu là việc cần thiết vì đa số người dùng hiện nay đều sử dụng thiết bị di động để truy cập internet. Nếu không quan tâm đến vấn đề này thì những font chữ sẽ bị nhảy lung tung, menu sắp xếp lộn xộn, chèn ép vào các khung hình. Vì vậy, Responsive Menu yêu cầu phải có khả năng thay đổi tùy thuộc vào kích cỡ màn hình của thiết bị để mang lại trải nghiệm tốt và mượt mà hơn cho khách hàng.

Sử dụng Footer Menu

Footer Menu được đặt tại một khu vực riêng biệt, không chiếm không gian của trang nên người dùng dễ dàng cuộn trang hơn. Trang web càng mang đến nhiều sự tiện dụng và mượt mà thì người dùng sẽ ở lại website lâu hơn. Bạn sẽ dễ dàng thêm vào nhiều mục, đề tài hot của trang mà không sợ tạo cảm giác lộn xộn cho người dùng. Khi họ kéo đến cuối trang là những người muốn tương nhiều hơn với trang web. Vì thế, bạn hãy tận dụng khoảng không gian trống ở cuối trang để thiết kế những nội dung có giá trị.

Tách Navigation ra các phần tử trang khác

Bạn có thể sử dụng màu, khoảng trắng để tách Menu khỏi nội dung chính và thanh phụ. Đồng thời, bạn cần phân chia rõ ràng các khu vực của Web Navigation giúp người dùng dễ dàng tìm thấy và sử dụng.

Hạn chế menu thả xuống Dropdown

Menu thả xuống Dropdown thường làm người dùng lầm tưởng chúng có thể cuộn xuống dưới, tạo cảm giác rối mắt và làm người dùng không thoải mái. Nếu trang web của bạn có quá nhiều trang đích mang tính chất khác nhau thì bạn có thể áp dụng menu thả xuống. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng hoặc giảm bớt số lượng menu thả xuống.

Cấu trúc Navigation Bar đơn giản

Để người dùng có thể truy cập và khám phá tất cả các trang trên trang web của mình nhanh chóng, dễ dàng nhất thì bạn hãy bạn cần thiết lập cấu trúc điều hướng đơn giản. Bạn không nên liên kết hàng loạt các trang, trang con của chúng thông qua Homepage mà hãy giữ chúng đơn giản nhất. Thay vào đó, bạn cần đảm bảo những danh mục quan trong được liên kết đến Homepage trước tiên, sau đó hãy đặt các liên kết nhỏ hơn trong mục phụ.

Xem thêm:

Dịch vụ chỉnh sửa ảnh lấy ngay giá rẻ Hà Nội

Định nghĩa của lưới logo và 3 lỗi ứng dụng thường gặp

 

0/5 (0 Reviews)