Xu hướng content: Sở hữu kênh hơn 5 tỷ lượt xem với nội dung đọc sách có gì đặc biệt?

Theo trang China Daily xu hướng content hiện nay đang nhắm vào các “blogger đọc sách” tại Trung Quốc đang thu hút ngày càng nhiều độc giả quan tâm tới sách.

Du Liang, một blogger 9X, đang ngồi trước máy quay và giới thiệu cuốn Twenty-Four Histories với độc giả. Du Liang bày tỏ trước ống kính: “Chúng ta có thể học hỏi từ lịch sử vì nó chứa đựng những nguyên tắc chi phối sự tiến hóa của xã hội.

Nhưng làm thế nào chúng ta có thể giải thích lịch sử một cách hiệu quả để rồi vận dụng quy luật vào nhiều điều? Hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn một số trải nghiệm từ người xưa…”.

Truyền cảm hứng cách đọc mới

Theo thông tin của Workers’ Daily, có rất nhiều nhà sáng tạo nội dung như Du trên các nền tảng mạng xã hội, tập trung giới thiệu sách cho khán giả thông qua các video và hình ảnh ngắn. Họ được cư dân mạng gọi là “blogger đọc sách”.

“Tôi hy vọng nội dung video của mình có thể mang lại kiến thức và sự thoải mái cho khán giả”, Du nói.

Với ý tưởng của mình, kênh Du Liang’s Reading đã trở nên nổi tiếng, thu hút hơn 40 triệu người hâm mộ trên nhiều nền tảng xã hội khác nhau và tích lũy được hơn 5 tỷ lượt xem video. Số lượng sách được quảng bá đã vượt 400 đầu sách và hơn 2 triệu cuốn sách được bán ra.

Ngoài việc quảng bá sách mới, Du quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là chia sẻ kiến thức văn hóa truyền thống. Ngoài ra, nhóm của Du cũng đã khởi động một dự án phim tài liệu nhỏ Corners of The World chia sẻ về thế giới và nhằm khuyến khích mọi người trải nghiệm cuộc sống thực và hiểu rõ hơn về ý chính của các tác phẩm văn học.

Xem thêm: Một ví dụ cho blog đọc sách tại Việt Nam

“Chúng tôi hầu như không chạy theo các xu hướng lan truyền trực tuyến mà cẩn thận đào sâu vào lĩnh vực của mình và cố gắng hết mình để làm tốt từng việc nhỏ”, Du nói.

Tương tự, Niu Weishu, một người đàn ông 45 tuổi đang kinh doanh vật liệu xây dựng, cũng có tài khoản đọc sách trên Douyin. Phần lớn video của ông đều liên quan đến The Art of War (Binh pháp), một tác phẩm quân sự kinh điển của Trung Quốc.

Niu cho biết: “Binh pháp đã được giải thích nhiều lần, nhưng hiếm khi phân tích kết hợp với tình hình kinh doanh cụ thể của các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ”.

Về lý do khiến việc quảng bá sách thông qua video ngắn trở nên phổ biến, Du cho rằng so với các phương thức tiếp thị truyền thống, các “blogger đọc sách” có thể truyền tải một cách sinh động những điểm nổi bật và giá trị cốt lõi của sách trong một hoặc hai phút, cho phép người đọc nhanh chóng cộng hưởng cảm xúc.

Khai thác mặt tích cực của ‘blogger đọc sách’

Cơn sốt “blogger đọc sách” gần đây phản ánh sự phát triển không ngừng của văn hóa đọc trong xã hội. Theo Wei Pengju, người đứng đầu Viện nghiên cứu văn hóa và kinh tế, Đại học Tài chính Kinh tế trung ương Trung Quốc, những blogger này giới thiệu một cách đọc trực tuyến độc đáo tới độc giả và tạo điều kiện giao tiếp có ý nghĩa về sách. Đây là một minh chứng quan trọng của cho thấy sự phát triển của văn hóa đọc và xã hội học thuật toàn quốc.

Tuy nhiên, một số người đã nêu lên mối lo ngại về phong cách quá tương đồng giữa các blogger và đặt ra câu hỏi rằng một số nội dung video quá đơn giản, trống rỗng và thiếu trải nghiệm đọc thực sự.

Ngoài ra, để duy trì khả năng tiếp cận độc giả và khả năng kiếm tiền, các “blogger đọc sách” chắc chắn bị ảnh hưởng bởi những thuật toán đề xuất của các nền tảng xã hội. Do đó, họ phải sử dụng các tiêu đề cường điệu để thu hút độc giả.

Trước những vấn đề này, Du tin rằng sẽ khó cạnh tranh với các “blogger đọc sách” nếu những nhà sáng tạo nội dung chỉ đuổi theo lượt xem và không thường xuyên đổi mới, sáng tạo trong quá trình tiếp cận độc giả.

Theo Wei, các blogger đọc sách nên tiếp tục tạo ra những nội dung chuyên nghiệp hơn, nhân văn hơn và chất lượng cao hơn. Đồng thời, cũng cần chú ý việc quản lý các nền tảng mạng xã hội này.

Bằng cách xem phần diễn giải của các “blogger đọc sách”, độc giả có thể nhận được một số hướng dẫn trong việc đọc sách. Wei nói: “Người đọc cần duy trì thói quen đọc và đọc các văn bản gốc để có thể hiểu được chiều sâu thực sự”.

Có thể bạn đang quan tâm:

Bảng giá dịch vụ content mới nhất 2024

DỊCH VỤ LÀM NÉT HÌNH ẢNH CHUYÊN NGHIỆP – PHOTOSHOP ẢNH SẢN PHẨM

0/5 (0 Reviews)