Facebook Ads Manager là gì? Hướng dẫn cài đặt và Tối ưu

Facebook Ads Manager là gì? Facebook Ads Manager là nơi nhà quảng cáo có thể quản lý tất cả những tài sản quảng cáo của mình trên Facebook.

Facebook Ads Manager là gì?
Facebook Ads Manager là gì?

 

Facebook Ads Manager là gì? Đối với những nhà quảng cáo Facebook mới, trước khi tiến hành khởi chạy bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào, điều quan trọng là bạn phải hiểu về nguyên lý hoạt động và một số tính năng hiện có trong Facebook Ads Manager, đó cũng là nơi tập trung tất cả các tài sản quảng cáo của doanh nghiệp trên Facebook.

Facebook Ads Manager là gì?

Facebook Ads Manager là nơi nhà quảng cáo có thể khởi chạy tất cả các chiến dịch quảng cáo trên tất cả các ứng dụng của Meta từ Facebook, Instagram, Messenger hay Audience Network.

Từ đây, những nhà quản lý quảng cáo có thể bắt đầu tạo quảng cáo, tuỳ chỉnh một số tính năng cần thiết rồi sau đó giám sát hiệu quả quảng cáo sau khi chúng đã khởi chạy.

Với việc có thể truy cập Ads Manager này từ trình duyệt web, bạn cũng có thể tải về ứng dụng Facebook Ads Manager (Facebook Ads Manager app) dành cho điện thoại di động (iOS và Android) .

Bằng cách sử dụng ứng dụng trên smartphone, bạn có thể tạo, chỉnh sửa và theo dõi hiệu quả quảng cáo ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi ế nào.

Ads Manager là gì?

Ads Manager là nơi nhà quảng cáo có thể quản lý tất cả những tài sản quảng cáo bao gồm chiến dịch (Campaigns) , nhóm quảng cáo (Ad sets) , quảng cáo (Ads) và hơn thế nữa.

Sau khi đăng ký tài khoản thành công, từ giao diện của Ads Manager, nhà quảng cáo thể tiến hành thiết lập và khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, phân chia các nhóm quảng cáo và mẫu quảng cáo theo mỗi nhóm quảng cáo.

Trong tất cả các Ads Manager phổ biến trên toàn cầu từ Google, Facebook hay TikTok thì phần tốn nhiều thời gian nhất của những nhà quảng cáo hay marketer đó là phần nhóm quảng cáo và quảng cáo.

Ads là gì?

Ads là cách viết tắt của Advertising có nghĩa là Quảng cáo, khái niệm liên quan đến một phương thức truyền thông marketing trong đó những thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai nhằm tiếp thị cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thuật ngữ Ads gắn liền với những hoạt động marketing trong doanh nghiệp.

Một số tính năng chính của Facebook Ads Manager.

Trong khi có rất nhiều tính năng khác nhau hiện có trong Ads Manager thì dưới đây là một vài nhóm tính năng dành cho những nhà quảng cáo Facebook.

Tạo các quảng cáo mới.

Facebook Ads Manager là công cụ tạo quảng cáo tích hợp được sử dụng để tạo và đăng quảng cáo lên Facebook, Instagram, Messenger và Audience Network.

Quy trình tạo quảng cáo gồm 3 cấp độ riêng biệt:

  • Cấp độ chiến dịch: Là nơi chọn mục tiêu quảng cáo hoặc mục đích chung mà chiến dịch hướng tới.
  • Cấp độ nhóm quảng cáo: Là nơi xác định đối tượng muốn tiếp cận, chọn vị trí quảng cáo, đề xuất ngân sách và thiết lập lịch chạy.
  • Cấp độ quảng cáo: Là nơi tạo quảng cáo. Bạn có thể chọn định dạng quảng cáo, tải hình ảnh và video lên, chèn văn bản, liên kết, v.v.

Cách tạo quảng cáo trong Ads Manager của Facebook.

  • Tạo chiến dịch: Từ màn hình chính trong Ads Manager, chọn Tạo để mở cửa sổ Tạo chiến dịch. Trong cửa sổ này, bạn chọn các thiết lập cơ bản về chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo mới. Bạn cũng có thể dựa trên chiến dịch và nhóm quảng cáo hoặc quảng cáo hiện có khi tạo mới.
  • Tinh chỉnh giao diện: Chọn Tiếp tục để chuyển đổi qua phần chỉnh sửa. Phần này sẽ mở trong chế độ xem mở rộng, tuy nhiên bạn có thể chọn để thu nhỏ. Trong phần chỉnh sửa, bạn chọn mục tiêu chiến dịch, đối tượng, vị trí quảng cáo và nội dung quảng cáo.
  • Đăng hoặc lưu dưới dạng bản nháp: Khi bạn đã sẵn sàng, hãy chọn Đăng hoặc Đóng để lưu bản nháp.

Lưu ý: Với Ads Manager, bạn có thể sử dụng đồng thời tất cả những công cụ sáng tạo nâng cao của Facebook ở cùng một nơi, gồm công cụ sao chép quảng cáo và công cụ tải quảng cáo lên hàng loạt.

Chọn đối tượng mục tiêu (Target Audience) .

Facebook sẽ tự động hiển thị quảng cáo của bạn cho những người có nhiều khả năng nhất sẽ cảm thấy quảng cáo đó là thích hợp. Bạn có thể tiếp tục xác định mục tiêu hoạt động phân phối quảng cáo với 3 công cụ chọn đối tượng.

  • Đối tượng mục tiêu cốt lõi: Bạn có thể chủ động lựa chọn đối tượng mục tiêu của thương hiệu dựa trên những yếu tố về lứa tuổi, sở thích, vị trí địa lý, v.v.
  • Đối tượng tuỳ biến: Tương tác trực tiếp với những người đã từng làm việc với doanh nghiệp hoặc thương hiệu cả online lẫn offline.
  • Đối tượng khác: Tiếp cận những người mới có sở thích giống với các khách hàng quan trọng nhất của bạn. Đối tượng tương tự là cách nhanh và hiệu quả nhất tiếp cận với những người có khả năng trả lời quảng cáo của bạn. Tất cả những gì bạn làm là tạo đối tượng nguồn bao gồm những người mà mình quen biết. Sau đó, quảng cáo của bạn sẽ tiếp cận được người có cùng tính cách và sở thích.

Thiết lập và quản lý ngân sách quảng cáo.

Ngân sách quảng cáo là tổng số tiền bạn muốn chi tiêu cho việc cung cấp quảng cáo đến nhiều người. Đây cũng là công cụ giúp kiểm soát chi phí.

Công cụ này giúp kiểm soát tổng chi tiêu vào một chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo, tương tự như cách quản lý giá thầu giúp kiểm soát chi phí trên mỗi sản phẩm.

Từ Ads Manager của Facebook, bạn có thể đặt tổng ngân sách cho chiến dịch theo cách tối ưu hoá ngân sách chiến dịch (CBO) hoặc đặt ngân sách dành cho từng nhóm quảng cáo.

Ngân sách chiến dịch và ngân sách nhóm quảng cáo.

Facebook hiện cung cấp các cách khác nhau mà bạn có thể chọn cách đặt ngân sách.

  • Ngân sách chiến dịch: Tất cả ngân sách chiến dịch được sử dụng tối ưu hoá ngân sách chiến dịch. Với tính năng này, bạn có thể đặt một khoản tổng ngân sách chiến dịch nhằm tiếp tục phân phối đến nhóm quảng cáo có những kết quả tốt nhất theo thời gian thực. Ngân sách chiến dịch giúp tối ưu hoá việc thiết lập chiến dịch và cắt giảm một số ngân sách mà bạn không thể quản lý thủ công. Ngân sách chiến dịch mang lại nhiều hiệu quả nhất có thể cho chiến dịch với chi phí thấp nhất. Tính năng này hoạt động tốt nhất khi bạn có thể linh hoạt về việc chi tiêu ngân sách giữa từng nhóm quảng cáo.
  • Ngân sách nhóm quảng cáo: Bạn có thể chọn đặt ngân sách dành theo nhóm quảng cáo nếu muốn kiểm soát việc phân phối của từng nhóm quảng cáo riêng lẻ. Ngân sách nhóm quảng cáo có thể hữu ích khi bạn có sự kết hợp của cả mục tiêu tối ưu hoá và chiến lược đặt giá thầu hoặc có những thay đổi đáng kể trong phạm vi đối tượng giữa các nhóm quảng cáo.

Ngân sách mỗi ngày và ngân sách trọn đời.

Đối với ngân sách chiến dịch cũng như ngân sách nhóm quảng cáo, bạn hoàn toàn có thể chọn giữa việc sử dụng ngân sách cho mỗi ngày hoặc cho cả thời gian hoạt động của chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo.

Ngân sách hàng ngày: Số tiền trung bình bạn muốn chi tiêu vào nhóm quảng cáo hoặc chiến dịch mỗi ngày. Ngân sách mỗi ngày không phải là số tiền tối đa. Ngân sách hàng ngày phát huy hiệu quả khi bạn muốn chi tiêu số tiền gần bằng nhau mỗi ngày nhằm có kết quả chung hàng ngày cho chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo.

Ngân sách trọn đời: Tổng số tiền bạn sẵn sàng chi tiêu trong suốt quá trình chạy chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo. Ngân sách trọn đời là số tiền tối đa chứ không phải là mức trung bình. Ngân sách trọn đời có thể hữu ích khi bạn không muốn chi tiêu vượt quá số tiền tối đa. Loại ngân sách này hoạt động hiệu quả nhất khi bạn có sự linh hoạt về số tiền tối đa bạn muốn chi tiêu mỗi ngày.

Dịch vụ cung cấp: Dịch vụ tối ưu facebook ads

Từ Facebook Ads Manager bạn có thể chạy quảng cáo trên nhiều ứng dụng hay nền tảng.

Từ Facebook Ads Manager bạn có thể chạy quảng cáo trên nhiều ứng dụng hay nền tảng.
Từ Facebook Ads Manager bạn có thể chạy quảng cáo trên nhiều ứng dụng hay nền tảng.

Những nơi bạn có thể chạy quảng cáo được gọi là Vị trí quảng cáo. Tuỳ theo nền tảng bạn chọn khi tạo chiến dịch, quảng cáo của bạn có thể hiển thị trên Facebook, Instagram, Messenger và Audience Network.

Facebook Ads Manager tập họp những vị trí quảng cáo trong nhóm theo cách mọi người sử dụng quảng cáo trên mỗi nền tảng. Như: mọi người trải nghiệm quảng cáo của bạn trong Tin trên Facebook, Instagram và Messenger theo cách khác nhau.

Bạn nên chọn phần thiết lập Vị trí quảng cáo tự động trong Ads Manager để hệ thống phân phối của chúng tôi có thể sử dụng tối đa ngân sách của bạn.

Lưu ý: Apple đã tiết lộ một số thay đổi mới về thiết kế dành cho iOS 14 và có thể tác động vào vị trí hiển thị quảng cáo của bạn.

Dưới đây là các vị trí quảng cáo hiện có trên một số nền tảng của Facebook:

Bảng tin.

  • Bảng tin Facebook: Quảng cáo xuất hiện trong Bảng tin trên máy tính khi mọi người vào trang web Facebook trên máy tính. Quảng cáo xuất hiện trong Bảng tin trên di động khi mọi người dùng ứng dụng Facebook trên thiết bị di động hay vào trang web Facebook bằng trình duyệt di động.
  • Bảng tin Instagram: Quảng cáo xuất hiện tại bảng tin trên di động khi mọi người truy cập ứng dụng Instagram trên thiết bị di động. Chỉ có người lướt xem ứng dụng Instagram mới nhìn thấy quảng cáo trên Bảng tin Instagram.
  • Facebook Marketplace: Quảng cáo xuất hiện trên trang chủ Marketplace hoặc khi ai đó lướt xem Marketplace trong ứng dụng Facebook.
  • Bảng tin video trên Facebook: Quảng cáo video xuất hiện giữa những video ngẫu nhiên trong giao diện dành riêng cho video trên Facebook Watch và Bảng tin Facebook.
  • Cột bên phải trên Facebook: Quảng cáo xuất hiện ở cột bên phải trên Facebook. Quảng cáo ở cột bên phải sẽ hiển thị với những người lướt xem Facebook trên máy tính.
  • Khám phá Instagram: Trong quá trình lướt xem, quảng cáo sẽ xuất hiện khi ai đó nhấp vào hình ảnh hoặc video.
  • Cửa hàng trên Instagram: Quảng cáo của bạn xuất hiện khi mọi người lướt xem tab Cửa hàng trên Instagram.
  • Hộp thư Messenger: Quảng cáo xuất hiện trong tab Tin tức của Messenger.

 Câu chuyện (Stories).

  • Facebook Stories: Quảng cáo xuất hiện trong Tin của mọi người trên Facebook.
  • Instagram Stories: Quảng cáo xuất hiện trong Tin của mọi người trên Instagram.
  • Messenger Stories: Quảng cáo xuất hiện trong Tin của mọi người trên Messenger.

Video trong luồng.

  • Video trong luồng trên Facebook: Quảng cáo xuất hiện trong Video theo yêu cầu và các nhóm chọn lọc video phát trực tuyến được duyệt của đối tác trên Facebook.
  • Video trong luồng trên Instagram: Quảng cáo của bạn xuất hiện trong nội dung video trên Instagram.
  • Instagram Reels: Quảng cáo của bạn xuất hiện trong tab Reels trên Instagram.

Tìm kiếm.

  • Kết quả tìm kiếm trên Facebook: Quảng cáo xuất hiện bên cạnh kết quả tìm kiếm tương ứng trên Facebook và Marketplace.

Tin nhắn.

Tin nhắn được tài trợ trong Messenger Quảng cáo xuất hiện dưới dạng tin nhắn cho những người mà bạn đang nói chuyện trong Messenger.

Quảng cáo trong bài viết.

  • Bài viết tức thì trên Facebook: Quảng cáo xuất hiện trên Bài viết tức thì trong ứng dụng Facebook dành cho di động.

Quảng cáo trong ứng dụng.

  • Quảng cáo hình ảnh, quảng cáo banner và quảng cáo chèn giữa trên Audience Network: Quảng cáo hiển thị trong nhiều ứng dụng trên Audience Network.
  • Video và phần thưởng trên Audience Network: Quảng cáo xuất hiện dưới dạng video mà mọi người có thể xem để giành lấy phần thưởng trong ứng dụng (hoặc vật hay tiền trong ứng dụng) .

Điều chỉnh hoặc chỉnh sửa chiến dịch trong Facebook Ads Manager.

Ở cấp quảng cáo, bạn có thể chỉnh sửa tên quảng cáo, danh tính và nội dung quảng cáo, ví dụ như tiêu đề, văn bản, hình ảnh và nút kêu gọi hành động.

Trước khi quảng cáo của bạn chạy trên Facebook hoặc Instagram, chúng tôi sẽ xét duyệt quảng cáo đó theo Chính sách quảng cáo của mình.

Quy trình duyệt này sẽ diễn ra tự động trước khi quảng cáo bắt đầu chạy và bạn có thể thấy trạng thái của quảng cáo trong cột Phân phối của Ads Manager.

Cách bạn có thể chỉnh sửa quảng cáo trong Facebook Ads Manager:

  1. Đi đến Ads Manager.
  2. Chọn Ads.
  3. Chọn ô bên cạnh các quảng cáo bạn muốn chỉnh sửa.
  4. Chọn Edit.
  5. Bảng điều khiển bên cạnh sẽ mở ra khi bạn chỉnh sửa quảng cáo.
  6.  Muốn lưu quảng cáo, hãy chọn Publish. Muốn xoá lại và đăng sau, hãy nhấp vào Đóng.

Cải thiện hiệu quả nhờ nội dung động.

Tính năng phân bổ nội dung động sử dụng nhiều thành phần của quảng cáo (thí dụ như ảnh, video, âm thanh và nút kêu gọi hành động) , bạn sắp xếp các thành phần này theo những cách mới để tăng hiệu quả quảng cáo.

Với tính năng này, bạn có thể tự động tạo ra các nội dung được cá nhân hoá đến từng người xem quảng cáo với kết quả bổ sung.

Tính năng phân bổ nội dung động là sự lựa chọn lý tưởng khi bạn không biết nội dung nào hấp dẫn đối tượng khác nhau.

Lưu ý rằng vì bạn chỉ có thể xem hiệu quả tổng hợp của hầu hết các phiên bản, bạn không nên sử dụng quảng cáo động để thay cho thử nghiệm phân loại (A/B Testing) .

Xem thông tin tổng hợp theo thời gian thực.

Trong Facebook Ads Manager, bạn có thể xem thông tin chi tiết về hiệu quả của mỗi quảng cáo mình chạy trên nền tảng Facebook. Dữ liệu này bao gồm:

  • Số người nhìn thấy quảng cáo.
  • Số người nhấp vào quảng cáo.
  • Số tiền chi tiêu cho quảng cáo.

Từ Facebook Ads Manager, bạn có thể xem thông tin về những hoạt động quảng cáo của mình.

 

  • Hiệu quả: Biểu đồ Hiệu quả hiển thị số người nhấp vào quảng cáo, số người bạn xem được và tổng chi phí cho quảng cáo của bạn. Nếu cuộn qua biểu đồ thời gian, bạn sẽ nhìn thấy từng kết quả cho ngày đó được hiển thị trong biểu đồ. Nếu bạn muốn thay đổi kết quả xem trong biểu đồ, nhấp vào Tuỳ chỉnhvà chọn các số liệu bạn muốn xem. Số liệu thống kê trong Facebook Ads Manager ít nhiều có độ trễ do không có dữ liệu đánh giá hiệu quả ngay tức thì. Việc số liệu có độ trễ là bình thường.
  • Thông tin nhân khẩu học: Biểu đồ Thông tin nhân khẩu học hiển thị hiệu quả của quảng cáo ở nhiều độ tuổi và giới tính khác nhau. Bạn có thể cuộn qua lại từng phần của biểu đồ để xem từng kết quả ở các nhóm tuổi.
  • Vị trí quảng cáo: Biểu đồ Vị trí quảng cáo hiển thị hiệu quả của quảng cáo trên nhiều vị trí quảng cáo khác nhau, ví dụ như Facebook hoặc Instagram. Tuỳ thuộc vào nơi quảng cáo có khả năng hiển thị, bạn sẽ nhìn thấy nơi quảng cáo đạt được mức độ phân phối cao nhất. Bạn cũng có thể nhấp vào menu thả xuống để xem vị trí xuất hiện của quảng cáo trên thiết bị di động và máy tính.
  •  Phân phối: Biểu đồ Phân phối hiển thị giá trị được dự báo và phân phối cho Số người tiếp cận, Lượng hiển thị và Số tiền đã chi tiêu.

Một số lưu ý khi sử dụng Facebook Ads Manager.

Một số lưu ý khi sử dụng Facebook Ads Manager.
Một số lưu ý khi sử dụng Facebook Ads Manager.

 

Cũng giống với những Ads Manager khác trên Facebook, nhà quảng cáo nên tạo ra Ads Manager dành cho doanh nghiệp (Facebook Business Manager) ngay từ đầu. Sau đó, từ Ads Manager doanh nghiệp này bạn thiết lập những tài sản nhỏ hơn và nhiều tài khoản quảng cáo khác nhau.

Vì Facebook ưu tiên hơn đến các doanh nghiệp có thông tin tài chính minh bạch, bạn nên nhập tất cả những thông tin của doanh nghiệp bao gồm tên doanh nghiệp, mã số thuế. .. từ trong Business Ads Manager.

Bạn nên thiết lập các phương thức thanh toán khác nhau trong phần phương thức thanh toán để khi một phương thức nào đó có vấn đề Facebook sẽ tự động chuyển đổi qua sử dụng phương thức thanh toán (thẻ Visa chẳng hạn) thay thế. Điều này vừa không làm gián đoạn quảng cáo của bạn mà còn góp phần tăng độ tin cậy của tài khoản với Facebook.

Với những Business Ads Manager thông thường, bạn sẽ có tối đa 5 tài khoản quảng cáo (Ad Account) trong mỗi Business Manager (BM) . Số lượng tài khoản sẽ được tăng lên khi nhà quảng cáo sử dụng nhiều ngân sách hơn.

Cũng giống với tài khoản Google Analytics, số liệu chỉ được hiển thị bắt đầu sau khi mã theo dõi (pixel) được thiết lập, bạn có thể sử dụng Facebook Pixel và các mã theo dõi cần thiết ngay khi tạo Page. Bạn có thể sử dụng Google Tag Manager để thiết lập tất cả các mã theo dõi cần thiết.

Kết luận.

Như đã nói ở trên từ MarketingTrips, hy vọng bạn đã có thể biết được bản chất thật sự của Facebook Ads Manager, những tính năng, tác dụng của nó và hơn thế nữa. Bằng cách phát triển những tài nguyên quảng cáo ngay từ đầu trong Ads Manager, bạn có nhiều cơ hội hơn để thành công với quảng cáo của mình trên Facebook.

Theo dõi fanpage: ACHAUMEDIA.VN

Xem thêm:

Lưu ý khi thiết kế ảnh chạy quảng cáo Facebook chuyên nghiệp

Xu hướng Digital Marketing 2023: Top các dự báo từ Google.

0/5 (0 Reviews)