CV và Resume khác nhau như thế nào?

Trong quá trình tìm kiếm công việc, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua hai thuật ngữ là CV và Resume. Khi xét trên phương diện khái niệm, hai thuật ngữ này nghe có vẻ tương đồng. Chính vì thế, nhiều người thường lầm tưởng CV và Resume là một. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy, CV và Resume là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Vậy CV và Resume khác nhau như thế nào? Hãy cùng Tino Group tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu khái niệm về CV và Resume

CV là gì?

CV là viết tắt của cụm từ tiếng La tinh Curriculum Vitae (tạm dịch: sơ yếu lý lịch). Khi dịch theo nghĩa tiếng Anh, thuật ngữ này được hiểu là “course of life”. Về cơ bản, CV là một tài liệu ghi nhận lại toàn bộ những kết quả bạn đạt được trên giảng đường, trong công việc cũng như các lĩnh vực chuyên môn hoặc nghiên cứu chuyên sâu khác.

CV
CV- Curriculum vitae

Ngoài những thành tựu mình đạt được, bạn cũng cần trình bày các kỹ năng, kinh nghiệm làm việc cũng như các sản phẩm thực tế (nếu có). Dựa vào CV, nhà tuyển dụng có thể chọn ra những ứng viên phù hợp và lọc bớt người không đủ tiềm năng. Chính vì thế, CV chính là “chiếc chìa khóa” quan trọng giúp ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng ngay “từ cái nhìn đầu tiên”.

Resume là gì?

Resume hay Résumé là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Với phiên bản tiếng Anh, Resume là “Summary”. Trên thực tế, Resume là một bản tóm tắt ngắn gọn về kinh nghiệm, thành tích của ứng viên trong công việc, các kỹ năng liên quan trực tiếp đến vị trí mà họ ứng tuyển.

Độ dài lý tưởng của một Resume là từ 1 – 2 trang A4. Thế nên, không chỉ cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, bạn cũng cần trình bày nội dung trong Resume sao cho logic để người đọc có thể nắm bắt thông tin nhanh chóng hơn. Ngoài ra, bạn có thể thiết kế Resume theo phong cách riêng của mình để tăng độ lôi cuốn.

Thông thường, nhà tuyển dụng chỉ dành ra khoảng 10 giây để “đọc và lọc” một Resume xin việc. Có thể nói, Resume chính là cơ hội để bạn gây ấn tượng ban đầu. Vì thế, bạn cần tận dụng để giới thiệu và thể hiện bản thân sao cho thật cuốn hút để chứng tỏ mình là ứng viên phù hợp mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

Resume
Resume

CV và Resume khác nhau như thế nào?

Qua định nghĩa trên, bạn có thể thấy CV và Resume có những nét tương đồng nhất định. Về cơ bản, cả hai đều là bản tóm tắt, lý lịch về bản thân trong suốt quá trình học tập, làm việc. Tuy nhiên, CV và Resume vẫn có những điểm khác biệt nhất định. Nếu CV là một tài liệu liệt kê chi tiết, đầy đủ thông tin của ứng viên, Resume chỉ tập trung vào các kỹ năng, kinh nghiệm và mục tiêu nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, CV thường được xây dựng theo một khuôn khổ nhất định còn Resume sẽ mang đậm dấu ấn cá nhân hơn. Đồng thời, với Resume, bạn không cần đính kèm thư xin việc như khi dùng CV. Trong khi Resume thường được sử dụng lúc ứng tuyển công ty nước ngoài, CV lại được các doanh nghiệp Việt Nam ưa chuộng hơn.

Dưới đây là những điểm khác biệt cụ thể giữa CV và Resume.

Chức năng

Tại mỗi quốc gia, CV và Resume sẽ đảm nhiệm các chức năng, vai trò khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.

Cấu trúc

Một bản CV điển hình sẽ bao gồm những thành phần chính sau đây:

  • Tiêu đề: Bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ Email và một bức ảnh chân dung chuyên nghiệp.
  • Trình độ học vấn: Nêu đầy đủ thời gian học, chuyên ngành và trường Đại học hoặc Cao đẳng.
  • Kinh nghiệm làm việc: Hạn chế nêu ra những công việc mang tính phổ thông như bưng bê, phục vụ, bảo vệ,… Nếu chưa có kinh nghiệm làm việc, bạn cũng có thể thay thế bằng mục tiêu công việc, ưu điểm và mong muốn của mình trong công việc hay các hoạt động đã từng tham gia khi còn trên ghế nhà trường. Kinh nghiệm làm việc trong CV có tính khái quát hơn Resume.
  • Chứng chỉ: Các loại chứng chỉ cơ bản về tiếng Anh, Tin học hoặc bất kỳ chứng nhận tình nguyện nào (có thể bỏ qua nếu không có).
  • Các ấn phẩm: Đây có thể là danh sách các ấn phẩm như sách, báo cáo, báo, bài thuyết trình, diễn thuyết mà bạn đã thực hiện trong quá trình học tập hoặc làm việc.
  • Kỹ năng: Tất nhiên, những kỹ năng phải liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển. Đây có thể là điểm cộng thay thế cho phần kinh nghiệm làm việc nếu bạn chưa đáp ứng được. Các kỹ năng ở đây có thể là kỹ năng về chuyên môn hoặc kỹ năng mềm. Lưu hãy, bạn hãy tránh nêu những kỹ năng mình thật sự chưa chắc chắn vì nhà tuyển dụng có thể đề cập đến và đánh giá được năng lực của bạn thông qua buổi phỏng vấn.
  • Người chứng thực năng lực: Bạn có thể liệt kê tên của những người có chuyên môn mà bạn đã từng hợp tác trong công việc hoặc quá trình nghiên cứu, như cấp trên, đồng nghiệp cùng bộ phận, đối tác hoặc khách hàng – đây là những người có thể đưa ra nhận xét thực tế theo hướng tích cực cho bạn.

Cấu trúc

Một bản CV điển hình sẽ bao gồm những thành phần chính sau đây:

  • Tiêu đề: Bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ Email và một bức ảnh chân dung chuyên nghiệp.
  • Trình độ học vấn: Nêu đầy đủ thời gian học, chuyên ngành và trường Đại học hoặc Cao đẳng.
  • Kinh nghiệm làm việc: Hạn chế nêu ra những công việc mang tính phổ thông như bưng bê, phục vụ, bảo vệ,… Nếu chưa có kinh nghiệm làm việc, bạn cũng có thể thay thế bằng mục tiêu công việc, ưu điểm và mong muốn của mình trong công việc hay các hoạt động đã từng tham gia khi còn trên ghế nhà trường. Kinh nghiệm làm việc trong CV có tính khái quát hơn Resume.
  • Chứng chỉ: Các loại chứng chỉ cơ bản về tiếng Anh, Tin học hoặc bất kỳ chứng nhận tình nguyện nào (có thể bỏ qua nếu không có).
  • Các ấn phẩm: Đây có thể là danh sách các ấn phẩm như sách, báo cáo, báo, bài thuyết trình, diễn thuyết mà bạn đã thực hiện trong quá trình học tập hoặc làm việc.
  • Kỹ năng: Tất nhiên, những kỹ năng phải liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển. Đây có thể là điểm cộng thay thế cho phần kinh nghiệm làm việc nếu bạn chưa đáp ứng được. Các kỹ năng ở đây có thể là kỹ năng về chuyên môn hoặc kỹ năng mềm. Lưu hãy, bạn hãy tránh nêu những kỹ năng mình thật sự chưa chắc chắn vì nhà tuyển dụng có thể đề cập đến và đánh giá được năng lực của bạn thông qua buổi phỏng vấn.
  • Người chứng thực năng lực: Bạn có thể liệt kê tên của những người có chuyên môn mà bạn đã từng hợp tác trong công việc hoặc quá trình nghiên cứu, như cấp trên, đồng nghiệp cùng bộ phận, đối tác hoặc khách hàng – đây là những người có thể đưa ra nhận xét thực tế theo hướng tích cực cho bạn.

Resume

  • Tiêu đề: Tương tự như CV.
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Bạn có thể trình bày một đoạn ngắn về mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn của mình đối với công việc, mong ước thăng tiến, lý tưởng nghề nghiệp cũng như những đóng góp tiềm năng mà bạn có thể mang lại cho công ty.
  • Kinh nghiệm làm việc: Tốt nhất, bạn nên trình bày lý lịch theo thời gian ngược. Nghĩa là bạn cần trình bày công việc ở thời điểm hiện tại hoặc ưu tiên công việc gần đây nhất rồi kể ngược về trước.
  • Thành tựu: Bạn có thể nêu những kết quả, thành tích, chứng chỉ hoặc các bằng khen mình đã nhận được trong quá trình học tập, đào tạo theo một tiến trình ngược (hiện tại ngược về quá khứ).
  • Kỹ năng: Bạn cần xác định và thể hiện những kỹ năng có liên quan đến vị trí ứng tuyển để thu hút nhà tuyển dụng hơn.
  • Sở thích: Bạn cũng có thể dành ra một vài dòng để tóm tắt sở thích của mình. Đối với mục này, bạn cần trình bày một cách khéo léo nhằm chứng minh bản thân mình phù hợp với văn hoá của tổ chức.

Kết luận

Nhìn chung, CV và Resume có nhiều điểm khác biệt nhau. Tuy nhiên, tại Việt Nam, bạn không cần quá bận tâm về các điểm khác biệt ấy. Phần lớn doanh nghiệp ở nước ta đều xem CV và Resume là một.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã giải đáp được câu hỏi “CV và Resume khác nhau như thế nào?”. Đừng quên theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ những bài viết hay và thú vị khác nhé!

Đọc thêm:

Dịch vụ xây dựng thương hiệu cho các công ty khởi nghiệp ở Hà Nội

 

 

Cấu trúc

CV

Một bản CV điển hình sẽ bao gồm những thành phần chính sau đây:

  • Tiêu đề: Bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ Email và một bức ảnh chân dung chuyên nghiệp.
  • Trình độ học vấn: Nêu đầy đủ thời gian học, chuyên ngành và trường Đại học hoặc Cao đẳng.
  • Kinh nghiệm làm việc: Hạn chế nêu ra những công việc mang tính phổ thông như bưng bê, phục vụ, bảo vệ,… Nếu chưa có kinh nghiệm làm việc, bạn cũng có thể thay thế bằng mục tiêu công việc, ưu điểm và mong muốn của mình trong công việc hay các hoạt động đã từng tham gia khi còn trên ghế nhà trường. Kinh nghiệm làm việc trong CV có tính khái quát hơn Resume.
  • Chứng chỉ: Các loại chứng chỉ cơ bản về tiếng Anh, Tin học hoặc bất kỳ chứng nhận tình nguyện nào (có thể bỏ qua nếu không có).
  • Các ấn phẩm: Đây có thể là danh sách các ấn phẩm như sách, báo cáo, báo, bài thuyết trình, diễn thuyết mà bạn đã thực hiện trong quá trình học tập hoặc làm việc.
  • Kỹ năng: Tất nhiên, những kỹ năng phải liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển. Đây có thể là điểm cộng thay thế cho phần kinh nghiệm làm việc nếu bạn chưa đáp ứng được. Các kỹ năng ở đây có thể là kỹ năng về chuyên môn hoặc kỹ năng mềm. Lưu hãy, bạn hãy tránh nêu những kỹ năng mình thật sự chưa chắc chắn vì nhà tuyển dụng có thể đề cập đến và đánh giá được năng lực của bạn thông qua buổi phỏng vấn.
  • Người chứng thực năng lực: Bạn có thể liệt kê tên của những người có chuyên môn mà bạn đã từng hợp tác trong công việc hoặc quá trình nghiên cứu, như cấp trên, đồng nghiệp cùng bộ phận, đối tác hoặc khách hàng – đây là những người có thể đưa ra nhận xét thực tế theo hướng tích cực cho bạn.

 

0/5 (0 Reviews)