Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng Lễ Thôi Nôi cho bé

Lễ cúng Thôi Nôi cho bé không chỉ là tập tục truyền thống mà còn thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt. Đó là lòng biết ơn đối với các Bà Mụ và Đức Ông, cảm ơn Trời Phật đã che trở và đồng thời cầu xin sự an lành và hạnh phúc cho đứa bé. Chính vì vậy, việc chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé cần được chuẩn bị theo đúng lễ nghi và chu đáo để cầu phúc một tương lai tốt lành cho bé về sau. Xem kỹ hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng lễ Thôi Nôi cho bé dưới đây để chuẩn bị tốt nhất. 

mâm cũng lễ thôi nôi gồm những gì

Tính ngày cúng Lễ Thôi Nôi cho bé 

–Cúng thôi nôi sẽ được tính theo ngày sinh âm lịch của bé

– Tuy nhiên,ngày cúng thôi nôi chính xác còn tùy theo giới tính của bé, áp dụng theo quy tắc “gái lùi hai, trai lùi một ”:
+ Nếu bé trai thì tính bắt đầu từ khi sinh đến tròn một năm sau, và sẽ làm sớm hơn 1 ngày.

+ Nếu bé trai thì tính bắt đầu từ khi sinh đến tròn một năm sau, và sẽ làm sớm hơn 1 ngày.

Ví dụ: Nếu bé gái sinh ngày 9/9 âm lịch năm trước thì sẽ làm lễ cúng thôi nôi vào ngày 7/9 âm lịch năm sau. (Tương tự sẽ là ngày 8/9 nếu là bé trai)

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng lễ Thôi Nôi

Tùy vùng miền sẽ có phong tục cúng thôi nôi khác nhau, Á Châu Media xin chia sẻ đến bạn hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng lễ thôi nôi đơn giản và đầy đủ lễ để các bạn có thể tự chuẩn bị cho bé như sau:

Mâm cúng 12 Mụ Bà và Đức Ông: (Mâm cúng chính)

  • 1 con gà luộc nguyên con, đầy đủ các bộ phận (Lưu ý đặt gà lên đĩa với thế đàng hoàng, đầu ngẩng cao)
  • 1 đĩa trái cây ngũ quả nhiều màu sắc
  • 12 đĩa xôi nhỏ, kèm 1 đĩa xôi lớn
  • 12 chén chè nhỏ, kèm 1 chén chè lớn ( nếu thôi nôi bé trai thì chọn chè đậu, còn nếu là bé gái thì chọn chè trôi nước )
  • Nước hoặc rượu trắng
  • 1 Bình hoa tươi
  • 12 miếng trầu cau têm + 1 trái cau nguyên + 1 lá nguyên (lễ vật không thể thiếu trong truyền thống nước ta)
  • Lư hương, nhan và đèn cầy để đốt
  • 1 bộ giấy tiền cúng thôi nôi cho bé
  • Chuẩn bị thêm chén, đũa, muỗng, đặc biệt nên có 1 đôi đũa hoa bởi theo quan niệm dân gian, Bà Mụ thích dùng đũa này
  • 1 Bánh kem tùy theo sở thích của bạn

huong dan chuan bi cung le thoi noi

Mâm cúng trên các bàn thờ trong nhà: Bàn thờ Thần Tài,Thổ Địa & bàn thờ Ông Táo, bàn thờ phật, bàn thờ ông bà…

– Vì các chư thần tiên cũng ngự trị trong nhà để góp phần chăm lo cho đời sống tinh thần của cả gia đình nên khi tiến hành cúng thôi nôi cho bé, bố mẹ cũng đừng quên cúng thêm 1 phần lễ lên cho các chư tiên, ông bà để tỏ lòng biết ơn nhé.

– Mỗi mâm thường chỉ cần có: 1 đĩa trái cây ngũ quả , 1 chén chè, 1 dĩa xôi, 3 ly nước,hoa, hương để thắp và 1 bộ tam sên gồm thịt, trứng, tôm hoặc cua (chú ý là tôm cua phải còn nguyên vẹn, chỉnh chu)

Nguyên tắc là trong nhà có bao nhiêu bàn thờ thì nên có bao nhiêu mâm để báo lễ.

mâm cúng trên các bàn thờ trong nhà

Đọc văn khấn lễ cúng Thôi Nôi cho bé

– Thông thường sẽ có 2 bài văn khấn như sau: (Thắp 3 nến nhang và thành tâm khấn)

Văn khấn đất đai diên địa, thổ công:

“Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), gia đình cháu (nêu họ tên)… bày làm mâm lễ vật, trước cung thỉnh đất đai điền địa, thổ công thổ chủ trước về chứng minh nhận lễ mừng cho cháu (…) tròn một năm tuổi, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên…) khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan hiền, phù trợ cho gia đình luôn ấm no, hạnh phúc…”.

Văn khấn đọc trước mâm cúng Thành hoàng bổn cảnh; Cửu huyền thất tổ và ông bà quá vãng và Văn khấn 12 Mụ bà và 3 Đức ông:

hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng lễ thôi nôi

Sau khi đã đọc văn khấn xong, bố mẹ hãy chấp tay bé lại vái trước án 3 cái.

Xem thêm:

Trên đây là hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng lễ Thôi Nôi cho bé đầy đủ và chi tiết nhất. Hãy like và share nếu bài viết này có ích cho bạn!

0/5 (0 Reviews)