Cách tối ưu Bounce Rate cho website

Việc tối ưu Bounce Rate vô cùng quan trọng, khi nó trực tiếp ảnh hưởng đến Tỉ lệ chuyển đổi của website! Nếu người dùng không ở lại trang của bạn đủ lâu thì bạn chẳng thể mong đợi họ sẽ mua hàng hay thực hiện bất kỳ tương tác nào khác (điền form, đăng ký nhận bản tin, …). Để việc tối ưu Bounce Rate sẽ đơn giản hơn nếu bạn đọc kỹ 11 Thủ thuật bên dưới đây. Cùng tìm hiểu cách tối ưu Bounce Rate mà Á Châu Media chia sẻ ngay nhé!

Cách #1: Ngưng tập trung vào những keyword/kênh truyền thông đem lại traffic giá trị thấp

Nếu website của bạn có được lượng traffic nhưng lại không liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ mà bạn kinh doanh thì những người dùng này có khả năng sẽ thoát ra ngay khi họ vào website của bạn.

Để giảm bounce rate cho website:

Xác định nguồn của những traffic chất lượng kém và sau đó bạn có thể:

  • Ngừng triển khai các chiến dịch trên keyword/kênh đó,
  • Tập trung vào keyword/ kênh khác có traffic chất lượng hơn

Xem thêm: Cách tính Bounce Rate 

Cách #2: Tạo landing page thỏa mãn mục đích tìm kiếm của người dùng

tạo landing page
Tạo landing page với nội dung chất lượng

Nếu bạn lấy được traffic từ đúng nguồn nhưng landing page của bạn không thỏa mãn được nhu cầu của người dùng thì họ cũng sẽ thoát ra ngay khi truy cập. Nhìn chung, người dùng sẽ có 4 loại “mục đích tìm kiếm” cần được đáp ứng.

Căn cứ vào từ khóa được truy vấn, trang của bạn có thể áp dụng Cách thức tối ưu content theo mục đích tìm kiếm, từ đó giảm bounce rate cho website. Ví dụ người dùng muốn tìm kiếm thông tin về “bệnh đau bao tử” và landing page của bạn chỉ đưa ra những thông tin về sản phẩm thuốc trị đau bao tử mà không hề đề cập thông tin chi tiết về căn bệnh này thì người dùng sẽ thoát ra ngoài.

Cách #3: Tạo landing page có Call To Action được hiển thị nổi bật

tạo landing page và tối ưu
Call To Action cần nổi bật

Nếu landing page của bạn không có CTA hoặc CTA không nổi bật thì rất khó để níu chân người dùng ở lại website. Heading, sub-heading và những chỉ dẫn đưa người dùng đến CTA là cách tuyệt vời để hiển thị CTA rõ ràng. Ví dụ: bài này viết về cách giảm bounce rate và thông tin này được biểu thị rõ ràng thông qua heading H2.

Cách #4: Tạo CTA phải liên quan đến landing page được dẫn đến

Tạo CTA
Tạo CTA có độ liên quan

CTA có thể đưa người dùng đến trang của bạn và thoát ra ngoài ngay-lập-tức. CTA có thể dưới dạng Button (nút), Banner, Video, Link trên trang của bạn hoặc một vài trang bên ngoài.

Trường hợp CTA organic search có thể hiển thị dưới dạng title tag và meta description tag của landing page. Còn trường hợp tìm kiếm có trả phí  (chẳng hạn Google Adwords), CTA có thể ở dạng tiêu đề và mô tả của adwords ad copy.

Ví dụ: Nếu banner quảng cáo trên website là “Download Free Ebook 3 Trụ cột Bất Biến của Google tại đây” nhưng khi nhấn vào đó, trang sẽ đưa người dùng về Trang chủ hay trang có bản Ebook trả phí 500k chẳng hạn, khả năng thoát trang sẽ cực kỳ cao.

Thực hiện lời hứa của mình đối với người dùng, đừng lừa dối họ, nếu không tất cả mọi nỗ lực khuyến khích click chuột của bạn chỉ vô ích mà thôi!

Vì vậy hãy đảm bảo CTA tương ứng với landing page của bạn!

Cách #5: Viết nội dung có thể dễ hiểu trong thời gian ngắn

cách tối ưu bounce rate
Nội dung cần dễ tiếp nhận

Theo các nghiên cứu khoa học, não bộ con người có xu hướng bỏ qua những thứ khó khăn. Nếu landing page của bạn đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của người dùng nhưng nội dung trên landing page khó mà đọc hiểu trong khoảng thời gian ngắn thì cũng dẫn đến bounce rate cao.Thậm chí dù người đọc có hứng thú với nội dung hữu ích của bạn đi chăng nữa nhưng họ vẫn có thể bookmark trang của bạn rồi thoát ra để quay lại đọc sau. Vì vậy hãy đặt mục tiêu phát triển Content có thể đọc hiểu trong thời gian ngắn.

Một quy tắc duy nhất mà tôi thường áp dụng đó chính là:

Hãy xem người đọc là một đứa trẻ!

Vì vậy, bạn cần phải làm cho nội dung của mình hết sức dễ hiểu bằng các cách:

  • Sử dụng các câu đơn
  • Chọn lựa từ ngữ dễ hiểu, dễ mường tượng (bạn sẽ để ý thấy hầu hết các blog sẽ dễ đọc hơn là bài báo cáo nghiên cứu khoa học đấy :))
  • Quy tắc 20%: Sau khi viết xong, tôi thường đọc lại toàn bộ bài viết và tự ép bản thân bỏ 20% câu chữ để khiến bài viết súc tích hơn. Tại sao bạn cần phải sử dụng đến 20 chữ trong khi có thể diễn đạt cùng ý nghĩa đó chỉ bằng 7 chữ?

Cách #6: Xây dựng landing page thu hút & tối ưu page speed

Theo nghiên cứu gần đây, một người dùng trong vòng 8 giây sẽ quyết định để xem có nên ở lại hay rời khỏi một website.

Một số lý do chủ yếu khiến người dùng rời khỏi website của bạn mà không đi đến các trang khác là vì:

  • Thiết kế web xấu (độ tương phản thấp, chẳng hạn nền đen chữ vàng)
  • Điều hướng kém
  • Bố cục không tốt khiến landing page hiển thị khó đọc trên những thiết bị khác nhau (độ phân giải màn hình & tính tương thích với thiết bị)
  • Quảng cáo nằm chằng chịt trên phần màn hình hiển thị
  • Quá nhiều chữ (ảnh hưởng đến khả năng đọc – Readability)
  • Định dạng nhàm chán (không dùng in đậm, in nghiêng, gạch chân …)
  • Giãn cách giữa các dòng, các đoạn quá hẹp
  • Thiếu heading và sub-heading. Headline đầu tiên cần làm nổi bật lợi ích nếu người dùng đọc nhiều hơn nữa.
  • Landing page luôn tốn quá nhiều thời gian để tải (trường hợp này luôn có bounce rate lên đến 100%)
  • Nội dung audio/video tự động Play khi trang tải xong. Điều này khiến người dùng khó chịu, nên bắt buộc phải tránh.

Sử dụng Unbounce hoặc công cụ tối ưu hóa giao diện website (visual website optimizer) để kiểm tra các dạng heading và landing page khác nhau.

chỉ số bounce rate
Nên sử dụng virtual page view hoặc event tracking

Cách #7: Dùng Virtual pageview hoặc Event tracking cho nội dung trên nền tảng Ajax/Flash

Trong trường hợp website hoặc nội dung được xây dựng dựa trên Ajax/Flash, nhiều tương tác người dùng (như nhấp vào hình ảnh/link, tải trang/flash video/pop up …) chỉ diễn ra trên một trang duy nhất.

Do đó phần lớn trường hợp người dùng không cần phải truy cập những trang khác trong website của bạn. Và tất nhiên là bounce rate sẽ rất cao.

Trường hợp website được xây dựng thuần túy trên flash thì bounce rate sẽ là 100% nếu không theo dõi tương tác người dùng bằng virtual pageview hoặc event tracking. Vì thế bạn cần theo dõi tương tác người dùng thông qua virtual pageview hoặc event tracking.

Xem thêm: Những yếu tố quyết định bounce rate

Trên đây là những cách tối ưu bounce rate mà Á Châu Media muốn chia sẻ với bạn. Mong rằng chia sẻ này sẽ có ích với bạn. 

0/5 (0 Reviews)